Quốc hội sẽ giám sát các tập đoàn, tổng công ty nhà nước

ngày 23/10, quốc hội đã thảo luận về chương trình hoạt động giám sát năm 2009. theo phó chủ tịch qh huỳnh ngọc sơn, tại kỳ họp thứ tư này, quốc hội xem xét báo cáo của chính phủ về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2008; kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2009; báo cáo về tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2008; dự toán ngân sách nhà nước năm 2009, phương án phân bổ ngân sách trung ương và bổ sung ngân sách địa phương năm 2009; báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri. đồng thời, xem xét các báo cáo quan trọng khác theo quy định của pháp luật như: báo cáo công tác của uỷ ban thường vụ quốc hội, chính phủ, tòa án nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân tối cao; dành thời gian thích hợp để tiến hành chất vấn, trả lời chất vấn về một số nội dung bức xúc nổi lên trong đời sống kinh tế – xã hội được nhiều đại biểu quốc hội và cử tri quan tâm. quốc hội cũng tiến hành giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước ở các bộ, ngành, địa phương từ năm 2005 đến năm 2007”.

quốc hội sẽ giám sát các tập đoàn, tổng công ty nhà nước
các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang được nhà nước giao quản lý,
sử dụng một khối lượng lớn vốn và tài sản

năm 2009, ubtv quốc hội cũng đề xuất, ngoài những nội dung giám sát thường xuyên (như xem xét báo cáo của các cơ quan hữu quan, hoạt động chất vấn), quốc hội sẽ xem xét, lựa chọn 2 trong số 3 nội dung để đưa vào chương trình giám sát của quốc hội năm 2009:

thứ nhất, chương trình giáo dục phổ thông và việc biên soạn, xuất bản sách giáo khoa. việc giám sát chuyên đề này nhằm nêu rõ những mặt được, những mặt còn hạn chế, bấp cập; nguyên nhân và các giải pháp nâng cao chất lượng chương trình phổ thông, biên soạn và xuất bản sách giáo khoa phổ thông, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn tới.

thứ hai, việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. theo phó chủ tịch qh huỳnh ngọc sơn, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước được nhà nước giao quản lý, sử dụng một khối lượng lớn vốn và tài sản. tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước chưa thực sự hiệu quả, có nhiều bất cập ảnh hưởng đến nhiệm vụ chính trị được giao. có tình trạng một số tập đoàn, tổng công ty dùng vốn nhà nước đầu tư vào các lĩnh vực nhạy cảm, không thuộc lĩnh vực ngành nghề theo chức năng, nhiệm vụ của mình như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản… nên tiềm ẩn rủi ro cao. để bảo đảm sử dụng vốn và tài sản nhà nước có hiệu quả cao và có chính sách phù hợp cho tập đoàn, tổng công ty hoạt động tốt trong thời gian tới, ủy ban thường vụ quốc hội sau khi nghe chính phủ báo cáo về tình hình quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại tập đoàn, tổng công ty nhà nước nhận thấy cần tiếp tục giám sát về vấn đề này.

thứ ba, việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm. đây là vấn đề khá bức xúc, kéo dài nhiều năm, gắn liền với đời sống người dân nhưng chưa được quan tâm đúng mức và kiểm soát chặt chẽ, gây bất bình trong nhân dân và ảnh hưởng không tốt đến chất lượng cuộc sống. mặc dù có nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về lĩnh vực này nhưng việc thực thi trong thực tế còn nhiều bất cập, thụ động, sự phối hợp giữa các ngành, các cơ quan còn chưa hiệu quả, xử lý chưa triệt để. đây là vấn đề được cử tri quan tâm; được đại biểu quốc hội đề cập trong nhiều kỳ họp.

ngoài những nội dung trên, nhiều ý kiến đề nghị giám sát về: việc thực hiện di dân, tái định cư các công trình trọng điểm quốc gia; tổ chức và thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng và việc phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng của các cơ quan có thẩm quyền trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng như tòa án, viện kiểm sát, bộ công an, thanh tra chính phủ”. uỷ ban thường vụ quốc hội nhận thấy đây là những vấn đề bức xúc, được nhiều đại biểu quốc hội quan tâm; xét về mức độ, phạm vi, uỷ ban thường vụ quốc hội dự kiến sẽ đưa những nội dung này vào chương trình giám sát của uỷ ban thường vụ quốc hội năm 2009 nên xin phép không đưa vào chương trình giám sát của quốc hội. đồng thời, còn nhiều nội dung khác cũng đều là những vấn đề bức xúc, thiết thực, cần được quan tâm trong đời sống xã hội như vấn đề ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp; vấn đề khai thác, quản lý, chế biến, xuất khẩu khoáng sản; vấn đề quản lý và sử dụng đất đai, cải cách hành chính, an toàn tín dụng và hoạt động của hệ thống ngân hàng… trong đó, một số nội dung đã được tiến hành giám sát trong thời gian gần đây, đang trong quá trình điều chỉnh; những nội dung còn lại, uỷ ban thường vụ quốc hội sẽ đề nghị các cơ quan của quốc hội nghiên cứu đưa vào chương trình giám sát của mình vào thời điểm thích hợp.

về lĩnh vực kinh tế, đầu tư, xây dựng cơ bản:

ủy ban kinh tế của qh cũng có đề nghị uỷ ban thường vụ quốc hội giám sát 2 nội dung là tình hình quản lý và sử dụng đất của các nông trường, lâm trường và việc thực hiện chính sách pháp luật về xây dựng và phát triển các khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu ở nước ta hiện nay. ngoài ra, nhiều ý kiến đề nghị quan tâm giám sát vấn đề quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; tình hình hoạt động của một số loại hình doanh nghiệp nhà nước; các chính sách, pháp luật về thuế; việc thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

về lĩnh vực tài chính-ngân sách:

ủy ban tài chính, ngân sách đề nghị uỷ ban thường vụ quốc hội giám sát việc chấp hành pháp luật trong mua sắm, trang bị, sử dụng tài sản, trang thiết bị bằng nguồn vốn nsnn năm 2007- 2008. một số ý kiến đề nghị giám sát việc quản lý, sử dụng nguồn vốn oda, vốn trái phiếu chính phủ trong các công trình xdcb; tình hình cổ phần hóa, quản lý, sử dụng vốn tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; chính sách tín dụng, hoạt động kinh doanh của ngân hàng; việc thực hiện kết luận của kiểm toán nhà nước.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *