Nhận diện tập đoàn kinh tế

Tập đoàn kinh tế Nhà nước vẫn đang được kỳ vọng là quả đấm thép của nền kinh tế. Nhưng đến giờ, chính việc chưa được nhận diện rõ đã khiến các tập đoàn lầm vào thế kẹt. trong khi đó, những dự án thành lập mới vẫn được soạn thảo.

Vấn đề tưởng chừng như đơn giản là phân biệt giữa công ty mẹ với tập đoàn – nhóm các công ty hóa ra lại khá phức tạp.


Do chưa “chính danh” nên ngay cả tập đoàn mạnh như VNpT cũng bối rối trong hoạt động

“Ai là ai”

Nếu căn cứ vào lý thuyết về tập đoàn, theo nghĩa tập đoàn là một tổ hợp kinh doanh bao gồm các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, nhưng bản thân nó lại không phải là một pháp nhân, thì Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chẳng thể là một pháp nhân độc lập, không có đăng ký kinh doanh và không có con dấu. Song, thực tiễn ở Việt Nam lại hoàn toàn trái ngược.

tranh thủ đăng đàn tại Hội thảo “Tập đoàn kinh tế: Lý luận và thực tiễn” mới đây tại Hà Nội, ông Lê Xuân Vệ – trưởng ban tổ chức nhân sự Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (pVN) phải giải thích sự khác biệt giữa pVN và Công ty mẹ – Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (pV). “phải giải thích rõ sự khác biệt ở cái tên như vậy để mọi người nhận ra đâu là tập đoàn, đâu là công ty mẹ của tập đoàn” – ông Vệ nói.

Cũng phải nói rằng, sự rắc rối này không chỉ cá biệt ở trường hợp của pV và pVN mà ở hầu hết các tập đoàn kinh tế Nhà nước đang hoạt động theo cơ chế thí điểm hiện nay tại Việt Nam. Tập đoàn các công ty Than – Khoáng sản Việt Nam là tên gọi chính thức tập đoàn kinh tế này theo quy định tại Điều lệ do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Còn Tập đoàn Công nghiệp than – Khoáng sản Việt nam (TKV) là tên gọi của Công ty mẹ trong tập đoàn này.  “Theo Quyết định thành lập thì Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam là công ty mẹ nhà nước, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, có nghĩa là có pháp nhân. Còn Tập đoàn các công ty Than – Khoáng sản Việt Nam không có tư cách pháp nhân, do công ty mẹ chi phối, lãnh đạo” – ông Đoàn Văn Kiển, Chủ tịch HĐQT TKV làm rõ.

Thiếu địa vị

Ngay chính vị Chủ tịch HĐQT của TKV cũng khá phân vân khi phân định địa vị pháp lý của đơn vị mình. Ông Kiển một mặt thừa nhận tập đoàn (gồm nhóm công ty mẹ và các công ty con) không có tư cách pháp nhân, song nên được coi là một thực thể kinh tế vì nó có người lãnh đạo, có công ty mẹ chi phối, để tạo nên sức mạnh cho tập đoàn. “Hiện tại, các công ty này địa vị đang dở dở, ương ương. Lúc thì coi là riêng biệt, độc lập, lúc lại coi là một. Khi đấu thầu thì các công ty trong tập đoàn bị coi như “người ngoài” và buộc phải đấu thầu cung cấp sản phẩm cho tập đoàn, còn lúc buôn lậu than nổi lên thì lại nói sao công ty mẹ không kiểm soát được các công ty con?” – ông Kiển bức xúc và cho rằng, cần xác định hành lang pháp lý để các công ty thành viên được quyền thỏa thuận, hợp tác, sử dụng sản phẩm và dịch vụ của nhau.

Được sử dụng sản phẩm của nhau mà không mâu thuẫn với Luật Cạnh tranh và Luật Đấu thầu đang là kiến nghị đồng thuận từ nhiều tập đoàn kinh tế nhà nước hiện nay. Vì, theo cách phân tích của ông Nguyễn Bá Nghĩa, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, thì với quy định của pháp luật về đấu thấu, đầu tư, các công ty con và công ty liên kết (có từ 30% vốn của công ty mẹ đầu tư) hầu như không có được lợi thế khi tham gia các hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho công ty mẹ. “Điều này sẽ hạn chế sự hình thành các công ty con, công ty liên kết cũng như các doanh nghiệp khác tự nguyện tham gia tập đoàn” – ông Nghĩa nói. Thậm chí, ông này cũng cho rằng chính địa vị bị giới hạn này khiến một đối tác liên doanh của VNpT khi hết hạn hợp đồng cũng chia tay với VNpT để thành lập pháp nhân mới vì đối tác nước ngoài không thấy được lợi thế tập đoàn kinh tế nhà nước như trước…

Cũng phải nói rằng, về pháp lý, 8 tập đoàn kinh tế đều do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và trực thuộc Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, về chuyên ngành, các tập đoàn kinh tế nhà nước cũng như các khu vực doanh nghiệp khác, phải chịu sự quản lý nhà nước của các bộ, ngành. Song, mối quan hệ này nhiều khi cũng không suôn sẻ khi nhiều tập đoàn phàn nàn về trình tự thủ tục của các bộ quá chậm, và việc trình thẳng đề nghị lên Thủ tướng không phải là cá biệt.

trong những kiến nghị nhằm tạo thêm điều kiện thuận lợi cho tập đoàn kinh tế phát huy thế mạnh “chủ lực”, ông Kiển cũng đề nghị xếp lương cho tổng giám đốc tập đoàn bằng mức lương của chủ tịch HĐQT và mức này ngang với lương thứ trưởng của các bộ.

Kỳ vọng

Tập đoàn kinh tế Nhà nước vẫn đang được kỳ vọng là quả đấm thép của nền kinh tế, nhất là sau những kết quả đáng ghi nhận của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trong vai trò nòng cốt thực hiện các giải pháp của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn chặn suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội vào thời điểm cuối năm 2008 – đầu năm 2009.

Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, theo nhận định của bà phạm Chi Lan – nguyên phó chủ tịch phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thì chưa có cơ chế đủ để cho các tập đoàn nhà nước đạt tới các kỳ vọng của chủ sở hữu nhà nước đặt ra.“Khi mô hình phát triển chưa rõ, khung khổ pháp lý chưa rõ thì các tập đoàn kinh tế nhà nước lúc nào cũng trong nguy cơ thay đổi, điều chỉnh. Điều này tạo sức ép và rủi ro cho hoạt động của các tập đoàn kinh tế nhà nước”, bà Chi Lan nói khi bàn về tỷ lệ không cao giữa nguồn lực được nhận và sự đóng góp trở lại cho nền kinh tế của các tập đoàn.

pGS.TS Nguyễn Văn phúc – Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội còn cho rằng, khi vai trò, chức năng của tập đoàn chưa được định hình rõ, thì kỳ vọng lớn cùng với nguồn lực lớn dành cho các tập đoàn đã cản trở sự hình thành các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động của tập đoàn kinh tế nhà nước.

Thông tin từ một số chuyên gia cho biết, có hàng chục đề án hình thành tập đoàn kinh tế nhà nước đang được soạn thảo. Dự kiến sẽ có thêm một số tập đoàn được thành lập để tiếp tục thí điểm cho mô hình đang… thí điểm. Bài toán nhận diện tập đoàn kinh tế nhà nước có lẽ vẫn chưa thể có lời giải.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *