đại biểu qh nguyễn thị nguyệt hường cho rằng, ngoài yếu tố bất ngờ, khách quan ra thì yếu tố chủ quan cũng rất lớn, đó là quy hoạch, thiết kế, sử dụng vốn. bức xúc trước tình trạng “tiền triệu đô la bỏ ra, hà nội vẫn ngập”, đại biểu nguyễn lân dũng đề nghị qh giám sát việc bỏ vốn đầu tư dự án thoát nước hn. “ai cũng hiểu rằng, nếu nguồn tiền đó được đầu tư đúng mức, chặt chẽ vào hệ thống thoát nước thì đã không xảy ra tình trạng như vừa rồi”.
tp hà nội giải thích, trận mưa trong các ngày 30, 31/10 và 1/11 là “hiếm có trong lịch sử” nên việc ngập lụt diện rộng không thể tránh khỏi. tuy nhiên, nhìn rộng ra, đây là trận mưa lịch sử đối với hà nội trong hàng chục năm qua nhưng không phải lịch sử đối với các tỉnh ở đồng bằng bắc bộ cũng như các thành phố lớn khác. dẫn chứng là cùng lượng mưa, cùng thời gian nhưng chỉ có hà nội ngập úng nặng, còn các tỉnh lân cận không xảy ra tình trạng này.
người nước ngoài rất ngạc nhiên khi thấy thủ đô hà nội có thể bị lụt “khủng khiếp”
như thế này. ảnh: công quân.
từ đây, vấn đề đã nói nhiều trước đây nhưng vẫn nóng bỏng tính thời sự: hàng nghìn tỷ đồng hà nội đầu tư cho cấp, thoát nước trong hơn 10 năm qua hiệu quả đến đâu khi mà chỉ cần trận mưa rào đã ngập chứ chưa nói “mưa lịch sử”? tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi được biết, với hơn 5.000 tỷ đồng vốn vay đã được chi cho dự án thoát nước hà nội giai đoạn ii. trong số này có 75% là vốn vay oda của nhật bản thông qua jbic, số còn lại là vốn đối ứng trong nước. giai đoạn i có kinh phí 200 triệu usd, đầu tư giai đoạn 1995 – 2000, giai đoạn ii đến 2010.
theo ban quản lý dự án công trình giao thông công chính (chủ đầu tư), giai đoạn ii được tính toán đáp ứng chu kỳ bảo vệ 10 năm đối với sông và mương thoát nước (ứng với lượng mưa 310mm/2 ngày), chu kỳ 5 năm đối với hệ thống cống (ứng với lượng mưa là 70mm/h) và tập trung chủ yếu giải quyết cho lưu vực sông tô lịch (trên diện tích khoảng 77,5km2 cho cả 2 giai đoạn của dự án). vì vậy, việc giải quyết hệ thống thoát nước ở những khu mới (trước đây là huyện, xã, nay lên phường, quận) mới chỉ dừng lại ở những tuyến trục giao thông chính, chưa thể đi sâu vào các ngõ, ngách, đường nhỏ…
theo ban quản lý dự án, sau khi cơ bản hoàn thành vào cuối năm 2010 nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm thăng long – hà nội, dự án sẽ đảm bảo cho các hồ linh đàm, định công được cải tạo thành hồ điều hoà, 9 hồ nội thành khác được kè, nạo vét, toàn bộ mương thoát nước trong các ngõ xóm, khu dân cư được cải tạo, lắp đặt cống thoát nước kết hợp làm đường giao thông.
đại biểu nguyễn lân dũng: bao nhiêu trong số 500 triệu usd lọt ra ngoài?
– khi hà nội lụt, ông đang ở đâu?
trong mấy hôm lụt, tôi đang công tác tại seoul, thủ đô hàn quốc. bạn biết tin hà nội mình lụt, bạn tỏ ý ngạc nhiên. thủ đô mà lại có đánh cá ở đường phố? họ nói, thủ đô hà nội làm sao mà lạ lùng thế? thực ra mà nói, ta không lường trước được tình huống.
– thủ đô các nước trong khu vực, họ xử lý vấn đề này thế nào, thưa ông?
đã là thủ đô văn minh tất yếu phải có hệ thống thoát nước hiện đại, làm sao lại để tình trạng hàng loạt ô tô bạc tỷ ngâm trong nước mấy ngày trời. rồi lụt thủ đô mà chết tới 19 người là thiệt hại quá lớn.
– ông nghĩ sao về con số 500 triệu usd cho dự án thoát nước hà nội đã thực hiện đến giai đoạn cuối?
tôi nghĩ quốc hội phải giám sát vấn đề này. phải làm rõ bao nhiêu phần trăm trong hàng triệu usd vào cống thoát nước thật, bao nhiêu lọt ra ngoài? đây là vấn đề lớn, không chỉ người dân thủ đô mà cả nước quan tâm. ai cũng hiểu rằng, nếu nguồn tiền đó được đầu tư đúng mức, chặt chẽ vào hệ thống thoát nước thì đã không xảy ra tình trạng như vừa rồi.
đại biểu nguyễn thị nguyệt hường: phải giám sát việc sử dụng nguồn vốn cho thoát nước
là đại biểu đoàn hà nội, đại biểu nguyễn thị nguyệt hường cho biết, hiện quốc hội đã có báo cáo về giám sát công trình xây dựng cơ bản từ năm 2005 đến 2007. cử tri quan tâm là nguồn vốn đó được đầu tư như thế nào? – trong đó có các dự án thoát nước ở hà nội, thưa bà?
vừa rồi lượng mưa ở hà nội rất lớn, có thể lượng mưa nằm ngoài dự kiến, thậm chí của cả cơ quan khí tượng thủy văn, vượt quá công suất tiêu, thoát nước hạ tầng thủ đô. công suất hiện chỉ đáp ứng được tối đa 50%. nhưng vấn đề đặt ra: việc đầu tư hạ tầng ngầm ở hà nội được giải quyết như thế nào, hiệu quả đến đâu? theo tôi, ngoài yếu tố bất ngờ, khách quan ra thì yếu tố chủ quan cũng rất lớn, đó là quy hoạch, thiết kế, sử dụng vốn. không chỉ hạ tầng cấp, thoát nước mà cả hệ thống điện, đường dây thông tin làm sao vừa đảm bảo an toàn vừa đảm bảo sinh hoạt. bài toán cần được giải quyết về dài hạn, trước hết phải có chủ trương, chiến lược đầu tư hợp lý, có cơ chế để thực sự tháo gỡ vấn đề, phải làm rõ trách nhiệm cụ thể của cá nhân, tổ chức, nguồn vốn sử dụng ra sao, có thất thoát, lãng phí không, dự án, hạng mục như thế nào…
– đoàn đại biểu quốc hội đã có kế hoạch giám sát việc thực hiện các dự án cấp, thoát nước ở hà nội như thế nào, thưa bà?
trên thực tế, hoạt động giám sát đã có chương trình. về hạng mục cơ bản từ nguồn vốn nhà nước, chúng tôi đã tiến hành giám sát. đợt này đang giám sát chính sách pháp luật, thực thi tài sản nhà nước từ các tập đoàn, tổng công ty. đây là các tập đoàn được giao những lĩnh vực quan trọng như giao thông, thoát nước, những dự án có ảnh hưởng lớn trong nhân dân. hiện vấn đề thoát nước dư luận đòi hỏi phải làm rõ, đoàn đại biểu quốc hội hà nội có trách nhiệm giám sát. mục tiêu hướng tới để xem xét nguồn vốn cho dự án được thực hiện ra sao. hà nội đang thực hiện chương trình giám sát các vấn đề này, dự kiến kỳ họp thứ 5 sẽ báo cáo, tức rất khẩn trương.
đại biểu ngô thị doãn thanh: sẽ giám sát việc sử dụng nguồn vốn
bên lề quốc hội, chủ tịch hđnd tp hà nội ngô thị doãn thanh cho biết: thành phố sẽ tính toán để có hộ trợ cụ thể và đưa ra mức hỗ trợ sớm nhất đối với các gia đình bị thiệt hại. lãnh đạo thành phố cũng trực tiếp đến chia sẻ, động viên nhân dân, và chỉ đạo giải quyết những vấn đề phát sinh tại vùng lũ, có chỉ đạo đảm bảo vệ sinh, môi trường, phòng chống dịch bệnh, khôi phục sản xuất ngay sau khi nước rút. – thưa bà, được biết hà nội ngập nặng có phần do trạm bơm yên sở không thể đáp ứng yêu cầu thoát nước?
thành phố hà nội sẽ theo dõi diễn biến, nếu cần sẽ báo cáo, đề nghị trung ương chỉ đạo, xử lý kịp thời, không để nước dâng cao mãi trong nội thành. hiện trạm bơm yên sở đã hoạt đọng hết công suất, khó nâng cấp lên, vì trước đây đầu tư ta chỉ nghĩ đến cơn mưa 350mm/2 ngày. trận mưa vừa rồi đến 600mm, tôi chưa thấy trận mưa nào lớn như vậy. chúng ta cố gắng cao nhất là thoát nước ra sông hồng, ngoài ra có thể sử dụng một số trạm bơm khác ứng cứu.
– việc đầu tư hạ tầng thoát nước là có vấn đề, thưa bà?
thực ra, khi làm ta dự báo cao nhất là 350mm/2 ngày, lúc đó đã là cao rồi. còn về kỹ thuật, đã có cơ quan chuyên môn sâu. việc giám sát của hđnd khi đã đưa vào hoạt động thì chúng ta chỉ giám sát xem việc sử dụng nguồn vốn đã hiệu quả chưa. còn giám sát tại sao không dự báo đúng khi thiết kế trạm bơm này thì rất khó. cũng như có người hỏi tôi là tại sao không dự báo được thời tiết, cái đó rất khó. hà nội tiếp nhận dự báo của cơ quan trung ương, chứ không tự dự báo cho riêng mình. tôi nghĩ, với cơn mưa bất thường, không theo quy luật này, hà nội đang cố gắng để khắc phục hậu quả.
|