Mấy ngày nay, dư luận Hà Nội nóng lên bởi chủ trương phân luồng giao thông đại quy mô trên 17 tuyến của Tp với tổng chiều dài 100km, qua 20 tuyến phố. Nhiều ý kiến đồng tình bởi hy vọng nạn tắc nghẽn giao thông vốn xảy ra thường xuyên sẽ phần nào được giải quyết. Nhưng cũng không ít người hoài nghi vào tính khả thi của chủ trương này. Đây không phải là lần đầu tiên Hà Nội thực hiện phân luồng giao thông. trước đó, được sự phối hợp của dự án trAHUD (thuộc Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản – JICA), Tp đã triển khai thí điểm tuyến giao thông mẫu phân làn trên nhiều điểm như trần Khát Chân – Đại Cồ Việt, nhưng rồi việc thí điểm này cũng không mấy thành công, nếu không muốn nói là thất bại. Sau khi phân làn, các điểm giao thông trên vẫn bị ùn tắc, thậm chí còn hỗn loạn trong những giờ cao điểm, bởi sự thiếu hướng dẫn cụ thể, kiên trì và kiên quyết của cơ quan chức năng, đặc biệt là sự thiếu ý thức khi tham gia giao thông của người dân. Ông Michimasa Takagi – cố vấn trưởng của dự án cho rằng, bất kỳ một phương án giao thông nào cũng không thể thành công ngay, mà nó phải thay đổi theo phát triển của phương tiện tham gia giao thông. Còn nói như TS Khuất Việt Hùng, phó viện trưởng Viện Quy hoạch và Quản lý GTVT, thì không thể chỉ áp dụng một giải pháp cho mọi đoạn đường của Hà Nội. Vì thế, chủ trương trên chỉ là giải pháp tình thế! Rồi ông đưa ra quan điểm, để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội, trước mắt là cần hạn chế sử dụng ôtô cá nhân bằng biện pháp kỹ thuật và hành chính.
Giải quyết vấn đề giao thông của Thủ đô quả là bài toán khó, khi mà mạng lưới đường đô thị dù đã được đầu tư cải tạo, mở rộng nâng cấp nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu tham gia giao thông ngày một tăng của người dân và sự phát triển chung của xã hội. Không phải chính quyền Hà Nội không quan tâm giải quyết vấn nạn này. Đã từng có nhiều biện pháp quản lý giao thông như tổ chức đường một chiều, hai chiều… đề xuất cấm xe ngoại tỉnh tham gia giao thông trong Tp, hay xe máy biển kiểm soát số chẵn thì đi ngày chẵn số lẻ đi ngày lẻ… Người xưa có câu: “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm!”. Nhưng hình như trong công tác quy hoạch của chúng ta không có cái “khéo” này. Quy hoạch xây dựng và giao thông cho Hà Nội luôn thiếu thông tin và tính dự báo. Chắc chắn rằng, không một nhà quy hoạch và duyệt quy hoạch nào của Hà Nội cách đây 5 năm lại tính đến việc Hà Tây sẽ sáp nhập vào Hà Nội để Thủ đô to rộng như ngày nay! Vì thế Tp luôn bị động trước sự phát triển.
Một chuyên gia nước ngoài đã ví von, tổ chức giao thông cho Hà Nội phải là việc làm thường xuyên, như may chiếc áo mới cho đứa trẻ đang lớn lên hàng ngày vậy! Nghe ra có lý! |
Điểm nóng – phân luồng đường – đô thị
1
Bài trước