Dự án trồng cao su tiểu điền triển khai, hàng trăm hộ dân xã phong Sơn (huyện phong Điền, TT-Huế) có chung một hy vọng sớm thoát nghèo. Thế nhưng, đến nay các hộ dân có nguy cơ tái nghèo, khi cây cao su chưa cho ra sản phẩm, Ngân hàng NN&pTNT (Agribank) huyện phong Điền liên tục “ép” người dân phải trả nợ gốc trước thời hạn so với hợp đồng là 5 năm.
trước bức xúc của người dân, chúng tôi đã có mặt tại xã phong Sơn để nắm tình hình, được ông Hoàng Ngọc Châu – thôn Công Thành cho biết: Cuối năm 2006, dự án trồng cao su tiểu điền bắt đầu được triển khai tại xã phong Sơn, từ nguồn vốn “Đa dạng hoá nông nghiệp” (gọi tắt WB) tài trợ, thông qua Ngân hàng Agribank huyện phong Điền (gọi tắt Ngân hàng) giải ngân. trước khi dự án triển khai, Ngân hàng từng hứa sẽ tạo mọi điều kiện cho người dân phát triển cây cao su, khi có sản phẩm mới thu nợ, làm cho người dân hồ hởi tham gia trồng. Lúc này, toàn xã phong Sơn có 126 hộ dân tham gia, với 237 héc-ta, mỗi héc-ta là 27 triệu đồng được giải ngân nhiều đợt. Theo Hợp đồng tín dụng “Dùng cho hộ vay vốn trồng rừng và chăm sóc cây cao su, Dự án đa dạng hoá nông nghiệp” được bà Nguyễn Thị Như Yến, Giám đốc Ngân hàng Agribank huyện phong Điền ký kết với hộ dân sẽ hoàn trả nợ gốc đầu tiên vào ngày 15/11/2015 (sau 8 năm thực hiện dự án) khi cây cao su cho ra sản phẩm vụ đầu tiên. phải trả hết nợ gốc và lãi vào ngày 15/11/2024 (không vượt quá 18 năm kể từ ngày phát vốn vay đầu tiên, gồm 8 năm ân hạn). Tuy nhiên, bão số 9 đi qua, các hộ dân đang tập trung phục hồi hàng chục héc-ta cao su bị gãy đổ chưa xong. Cuối tháng 11, Ngân hàng có giấy mời các hộ dân nằm trong dự án đến họp và buộc các hộ này phải ký vào danh sách để tiến hành trả nợ gốc, nếu không sẽ có biện pháp cưỡng chế. Theo phản ánh của các hộ dân, trong cuộc họp dân, bà Yến đã có nhiều lời lẽ hăm doạ nếu hộ nào không nộp sẽ có biện pháp cưỡng chế bằng cách thu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ)… Ông trần Giá, thôn Thanh Tân (xã phong Sơn) bức xúc nói: “Theo hợp đồng sau 8 năm người dân mới trả lãi gốc, nay mới được 3 năm Ngân hàng đã đến đòi nợ thì dân có tiền đâu mà trả. Với hợp đồng người dân không sai, Ngân hàng làm vậy người dân chỉ có nước bán cao su non và nhà cũng không đủ trả. Dự án trồng cao su phải đợi cao su cho ra sản phẩm mới thu chứ?”. Theo ông trần Tiến, thôn Sơn Quả (xã phong Sơn) lo lắng nói: “trong hai cuộc họp, Ngân hàng mời đến bắt tôi ký vào để trả nợ nhưng nhà tui nghèo tiền đâu, sổ đỏ tui đã thế chấp tại Ngân hàng rồi. Chừ Ngân hàng ưa làm chi thì làm! Tui biết làm sao được”. Để triển khai được dự án, ngoài tiền vay của chương trình, người dân phải bỏ ra hộ ít cũng vài chục triệu, hộ nhiều trên 100 triệu đồng để thuê lao động phát quang, trồng và chăm sóc cây cao su. Tiếp xúc với chúng tôi, nhiều hộ dân không khỏi xót xa những héc-ta cao su của mình được đầu tư 3 năm nay, giờ đang lâm vào cảnh “bỏ thì thương, vương thì nặng”. trước những bức xúc của người dân, ngày 2/12, UBND xã phong Sơn đã có tờ trình gửi các cơ quan chức năng ở tỉnh TT-Huế có biện pháp giúp người dân tiếp tục triển khai dự án. Mang những bức xúc của người dân, ngày 3/12 chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Ngô Văn Toàn, Giám đốc Ngân hàng Agribank Chi nhánh TT-Huế. Ông Toàn cho biết: “Chúng tôi làm đúng theo chủ trương cấp trên và của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, với xã phong Sơn, do dự án triển khai chậm, trong khi thời gian ân hạn của dự án được tính 8 năm kể từ ngày ký hiệp định vay, đến nay đã hết. Đơn vị triển khai thu gốc hoá nhưng vẫn giữ theo hợp đồng đã ký với người dân (chỉ lấy lãi nhập vào gốc sau 8 năm mới thu lãi gốc) và hộ nào có điều kiện cứ thanh toán trước. Ngoài ra, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Agribank huyện phong Điền không thông báo rõ cho dân biết, ngược lại có lời lẽ làm cho người dân bức xúc, hoang mang. Chúng tôi sẽ kiểm tra để xử lý”. Cũng theo ông Toàn, đơn vị sẽ có cuộc họp để trao đổi cho người dân hiểu rõ. Hộ nào chấp nhận gốc hoá đơn vị sẽ hoạch toán, nếu các hộ khó khăn không chấp nhận, đơn vị sẽ có tờ trình gửi cấp trên có hướng giúp dân. |
Thừa Thiên – Huế Hợp đồng ký một đàng, làm một nẻo
2
Bài trước