Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão, vùng nguy hiểm từ vĩ tuyến 10 đến 17 độ Vĩ Bắc

cần triển khai các biện pháp cấp bách để đối phó với một trận mưa lũ sắp tới
 
tại cuộc họp ngày 7/11, tại hà nội, trưởng ban chỉ đạo pclbtw cao đức phát nhận định: áp thấp nhiệt đới xuất hiện vào thời điểm này là vô cùng nguy hiểm, bởi ít nhất nó cũng sẽ gây ra mưa ở nhiều nơi mà hiện nay hầu hết tại các tỉnh, thành phố khu vực miền bắc đều đang ngập. vì vậy, các tỉnh, thành phố cần nhanh chóng triển khai các biện pháp cấp bách để đối phó với mưa lũ sắp tới.
 
áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão, nên bằng mọi biện pháp sử dụng tất cả các phương tiện thông tin và truyền thông để thông báo và kêu gọi tàu thuyền đang hoạt động trên biển về nơi trú tránh an toàn, thoát ra khỏi hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm. vùng nguy hiểm trên biển đông của áp thấp nhiệt đới được xác định từ vĩ tuyến 10 đến 17 độ vĩ bắc. các tỉnh từ hà tĩnh đến cà mau cần quản lý chặt chẽ việc ra khơi của các tàu thuyền, giữ thông tin liên lạc thường xuyên để xử lý kịp thời các sự cố. kiểm đếm và quản lý số lồng, bè nuôi thuỷ sản, giao chính quyền địa phương tổ chức chỉ đạo phương án di chuyển lồng bè vào nơi neo đậu. hướng dẫn tàu thuyền, lồng bè neo đậu theo quy định, không để xảy ra thiệt hại tại nơi neo đậu. kiên quyết không để người ở lại tàu thuyền, lồng bè tại nơi neo đậu và các chòi canh nuôi trồng thuỷ sản khi có bão vào;
 
theo giám đốc trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương bùi minh tăng: đêm qua, một vùng áp thấp ở phía tây nam quần đảo philippines đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới và sáng nay ở giữa biển đông, cường độ mạnh cấp 7. ngày mai (8/11), áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng giữa tây và tây tây bắc mỗi giờ đi được khoảng 20 – 25 km và có khả năng mạnh lên thành bão, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10. ngày 9/11, vị trí trung tâm bão ở vào khoảng 13,6 độ vĩ bắc; 111,6 độ kinh đông, cách bờ biển các tỉnh từ quảng ngãi – phú yên khoảng 250 km về phía đông. sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 km đến 74 km một giờ), giật cấp 10. ảnh hưởng của bão kết hợp với không khí lạnh, ở các tỉnh trung bộ sẽ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, vì vậy chính quyền và người dân cần đề phòng lũ lớn.
 
phó chủ tịch ubnd thành phố hà nội trịnh duy hùng cho biết: thành phố đã trích 160 tỷ đồng từ quỹ dự trữ hàng hóa để bình ổn giá cả. hỗ trợ các gia đình có người không may bị chết do mưa lũ 15 triệu đồng/người và hỗ trợ 5 triệu đồng/hộ có nhà bị sập đổ. ngành y tế đang triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường và phòng chống dịch bệnh. ngành điện đã khắc phục được cơ bản các sự cố, trên địa bàn thành phố hiện còn 293 trạm biến áp mất điện đang được tích cực khắc phục. tại các khu vực nước đã rút nhân dân đang tích cực thu dọn vệ sinh, sửa sang nhà cửa để ổn định đời sống. đồng thời, chỉ đạo quân đội và ngành giao thông tổ chức xe, xuồng máy cứu trợ nhân dân khu vực úng ngập, triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông, lập các chốt trực hướng dẫn phân luồng giao thông sửa chữa các hố sụt trên đường, ổ gà, gia cường các cầu yếu bị ngập nước. tổ chức các phương tiện vận tải miễn phí phục vụ nhân dân đi lại tại các điểm ngập nước sâu như: đường vạn phúc (hà đông), đường giải phóng…; sở thông tin và truyền thông đã huy động 12 xe lưu động và 80 máy điện thoại kết nối không dây và hệ thống vô tuyến để sử dụng phục vụ thông tin liên lạc. theo phương án di dân của hà nội, khi mực nước dâng quá cao phải cho tràn qua đê bối, đê bao để bảo vệ đê chống lũ. khi đó, các khu vực nằm trong diện có thể phải di dời gồm đê tả bùi ở xã trung hòa và thanh bình (chương mỹ), đê sông tích (huyện thạch thất và quốc oai), đê sông mỹ hà (mỹ đức), đê sông nhuệ tại đồng bông (từ liêm), thành phố hà đông và các huyện thanh trì, thường tín, thanh oai, phú xuyên.
 
sau khi nhận được thông tin về sự cố nứt, sạt đê tả sông hồng tại các huyện văn giang và khoái châu tỉnh hưng yên, cục quản lý đê điều đã cử ngay đoàn công tác xuống kiểm tra, phối hợp với các cơ quan chứa năng của tỉnh, chính quyền địa phương chỉ đạo tại chỗ và đã xử lý xong các sự cố nứt, sạt đê trên, đồng thời yêu cầu các đơn vị địa phương tiếp tục kiểm tra, theo dõi để có biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn đê điều. đối phó với mưa lũ hiện nay và áp thấp nhiệt đới sắp tới, ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương đã cử các đoàn công tác phối hợp với thành phố hà nội đi kiểm tra, chỉ đạo xử lý các sự cố đê nội đồng trên sông nhuệ, các vị trí sạt lở sông bùi, sông tích, sông hồng, sông đuống và kè liên trì để tiếp tục xử lý.
 
cục cứu hộ – cứu nạn (bộ quốc phòng) cử đoàn cán bộ xuống các địa phương, đơn vị, tiến hành trinh sát các tuyến đê, lên kế hoạch chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật tư hộ đê, hộ đập và sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm. các lực lượng quân đội tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương khắc phục hậu quả lũ lụt và chuẩn bị mọi mặt sẵn sàng ứng phó với đợt mưa lũ tới. bộ thông tin và truyền thông đã yêu cầu các sở và đơn vị liên quan triển khai các phương án đảm bảo an toàn thông tin liên lạc cho những ngày sắp tới.
 
hiện nay, nhiều bộ, ban, ngành đang phối hợp với các địa phương chịu ảnh hưởng của thiên tai tập trung chỉ đạo triển khai công tác khắc phục hậu quả do mưa, lũ gây ra; vệ sinh môi trường ở nơi nước rút, phòng, chống dịch bệnh trong vùng ngập lũ; tập trung bơm tiêu nước úng; triển khai công tác phòng chống lũ đảm bảo an toàn cho hệ thống đê sông hồng, sông thái bình và các tuyến đê nội đồng./.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *