Theo Sở GTVT Hà Nội, việc tổ chức lại giao thông tại một số tuyến đường, nút giao thông bước đầu đã thu được những kết quả khả quan, nhiều điểm hay xảy ra ùn tắc đã giảm rất nhiều so với năm 2008. Bên cạnh đó, số lượng người chuyển sang sử dụng xe buýt tăng, nhiều tuyến buýt cũng đã được kéo dài đến các khu vực Hà Nội mở rộng. Cụ thể là đã có 420 triệu lượt người đi lại bằng xe buýt với 79 tuyến buýt phủ khắp các tuyến đường của Hà Nội. Cũng trong năm vừa qua, Sở GTVT Hà Nội đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 22 công trình giao thông quan trọng như: đường Lạc Long Quân, đường 19-12, đường Nguyễn phong Sắc (đoạn Xuân Thủy – Tô Hiệu), đường 73 (Ba Thá – Miếu Môn),QL 32 (Nhổn – Sơn Tây), cầu Tó, Bươu, phùng Xá, Hòa Thạch… Ngoài ra, Sở GTVT cũng đang khẩn trương triển khai thi công 27 dự án đường giao thông như Văn Cao – Hồ Tây, đường 35, Liễu Giai – Núi trúc, Lê trọng Tấn, phúc La – Văn phú, đường trục phía bắc Hà Đông, đường 16, 84, 418, cầu Sơn Đồng, Hòa Viên… Theo Sở GTVT Hà Nội, ngay từ đầu năm 2010 này, Sở sẽ gấp rút thực hiện các dự án, công trình phục vụ Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. trong đó, phấn đấu 1 công trình hoàn thành trước Đại lễ là đường trục phía bắc Q.Hà Đông; 4 công trình phấn đấu hoàn thành thông xe (1/2 mặt đường) trước đại lễ là đường Văn Cao – Hồ Tây, QL32 (đoạn Cầu Diễn – Nhổn), Nguyễn phong Sắc (giai đoạn 2) và đường Lê trọng Tấn kéo dài; 13 công trình hạ ngầm dây và 11 dự án chỉnh trang đô thị… Đối với vận tải hành khách công cộng, sẽ kéo dài các tuyến xe buýt vào các khu vực mới mở rộng và bám theo các tuyến đường mới hoàn thành. Thay thế một số loại xe buýt để phù hợp với đặc điểm, điều kiện các tuyến phố và dần loại bỏ các xe buýt cũ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ. Đặc biệt, Hà Nội sẽ triển khai xây dựng tuyến buýt nhanh, khối lượng lớn từ Bến xe Yên Nghĩa đến Kim Mã. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong giao thông vận tải, tập trung thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào bến bãi đỗ xe… |
Cải thiện giao thông
5