Phát triển nhà ở – một chính sách an sinh xã hội

nhà ở là nhu cầu thiết yếu trong đời sống của mỗi con người. ở đó không chỉ là chỗ ở mà còn là môi trường văn hóa, giáo dục, tổ ấm hạnh phúc của mỗi gia đình và là thước đo sự phồn vinh và tiến bộ xã hội. đảng và nhà nước ta đã quan tâm giải quyết nhu cầu về nhà ở cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là những đối tượng thu nhập thấp, qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống, vì mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội.
 
những năm trước đây, nhà nước có chủ trương phân phối nhà ở cho cán bộ, công nhân, viên chức đã đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho một bộ phận người lao động. tuy nhiên, với nhu cầu về nhà ở rất lớn, nhưng nguồn kinh phí của nhà nước lại hạn hẹp, do đó chỉ có khoảng 30% số lượng cán bộ, công nhân, viên chức tại khu vực đô thị được phân phối nhà ở. trên địa bàn thành phố hồ chí minh, sau 8 năm thực hiện chính sách đổi mới quỹ nhà ở đã tăng thêm gần bằng diện tích nhà ở xây dựng trong 18 năm kể từ ngày giải phóng. tại hà nội, từ 1991 – 1994 đã xây dựng được 700.000 m2 nhà ở, trong đó khoảng 70% là người dân tự xây dựng.
 
quốc hội đã thông qua luật nhà ở ngày 29/11/2005, chính phủ ban hành nghị định số 90/2006/nđ-cp quy định cụ thể các cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tham gia phát triển nhà ở xã hội (như miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với đất xây dựng nhà ở xã hội; miễn, giảm các khoản thuế liên quan…). ngoài ra, nhà nước có chính sách ưu đãi đối với các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội được quy định trong luật đầu tư, luật đất đai, luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
 
theo kết quả điều tra cho thấy: với tổng số khoảng 16 triệu công nhân, viên chức, lao động, trong đó trên 900.000 công nhân tại khu công nghiệp, khu chế xuất … thì chỉ có 20% có chỗ ổn định, còn lại phải thuê chỗ ở tạm với diện tích 2-3m2/người; chỉ có 2% trong số này được ở trong các nhà trọ do chủ doanh nghiệp hoặc các tổ chức đoàn thể đầu tư xây dựng. trong khoảng 2 triệu cán bộ, công chức chỉ có 2/3 tự lo được nhà ở (đà nẵng: 76,6%; long an, lạng sơn: 61,4%); còn lại chưa có chỗ ở phải thuê, ở ghép hộ, ở tạm bợ … trên 30% gia đình có diện tích nhà ở dưới 36 m2, chỉ 25% số hộ có nhà ở kiên cố và 19% sống trong những căn nhà tạm bợ, cấu trúc không bền vững được làm từ những vật liệu rẻ tiền. đối tượng gặp khó khăn về nhà ở thường tập trung vào các gia đình trẻ, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ mà đây lại là lực lượng lao động chủ lực của đất nước. vì hầu hết các đối tượng này do thời gian công tác còn ít, khả năng thu nhập hạn hẹp, chưa đủ điều kiện tích lũy để mua hoặc thuê nhà ở theo giá thị trường và rất cần sự hỗ trợ của nhà nước. theo đánh giá chung có khoảng 15 – 20% hộ thuộc các thành phần kinh tế tại khu vực đô thị thực sự gặp khó khăn về chỗ ở. với mức thu nhập của gia đình trung bình tại hà nội từ 4 – 6 triệu đồng/tháng, tại thành phố hồ chí minh khoảng 5 – 7 triệu đồng/tháng thì không đủ khả năng để mua nhà ở theo giá thị trường, trong khi giá nhà chung cư từ 700 triệu đến trên 1 tỷ đồng. chính vì vậy, việc mong muốn mua được nhà ở đối với cán bộ, công nhân, viên chức là hết sức xa vời.
 
theo số liệu của 33/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về nhu cầu nhà ở xã hội thì tổng số người có nhu cầu thuê, thuê mua nhà ở xã hội vào khoảng 3.120.000 người, với nhu cầu diện tích lên tới 59 triệu m2 sàn và vốn đầu tư 172 nghìn tỷ đồng. nếu tính cả nước, dự kiến sẽ vào khoảng gần 7 triệu người có nhu cầu về nhà ở xã hội, với diện tích hơn 150 triệu m2 sàn, vốn đầu tư khoảng 300 – 400 nghìn tỷ đồng. hiện tại mới chỉ có một số địa phương như: tp hồ chí minh, hà nội, bình dương … đang bắt đầu triển khai thực hiện thí điểm các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; trong đó hà nội và tỉnh bình dương đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt cho phép triển khai thực hiện. hà nội đã đầu tư xây dựng một số dự án nhà ở xã hội như: khu kim chung, huyện đông anh cao 6 tầng với 300 phòng, đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho trên 4.000 công nhân, lao động; tỉnh bình dương đang triển khai xây dựng một số dự án nhà ở xã hội.
 
bộ xấy dựng đã nghiên cứu, xây dựng đề án “đầu tư xây dựng nhà ở xã hội từ nguồn vốn nhà nước để cho cán bộ, công chức và các đối tượng có khó khăn về nhà ở thuê hoặc thuê mua”. đề án đảm bảo giá cho thuê, thuê mua phù hợp với khả năng chi trả của các đối tượng thuộc diện thu nhập thấp; góp phần cải tạo, chỉnh trang đô thị, nâng cao chất lượng cuộc sống của cán bộ, công chức và một số đối tượng chính sách xã hội. từ năm 2009 đến 2015 dự kiến tổng mức đầu tư là 49.000 tỷ đồng (bình quân mỗi năm  khoảng 7.000 tỷ đồng) xây dựng hơn 184.000 căn hộ tương đương với hơn 9.580.000 m2 sàn (bình quân mỗi năm hơn 26.000 căn, tương đương hơn 1.365.000 m2 sàn) để giải quyết chỗ ở cho khoảng 750.000 người, tương đương 30% số hộ khó khăn về nhà ở tại khu vực đô thị./.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *