trong tờ trình vừa gửi UBND thành phố, Sở Giao thông vận tải cho biết, trong năm vừa qua, liên ngành giao thông và công an đã tiến hành nhiều biện pháp để hạn chế ùn tắc. Tuy nhiên, do số lượng phương tiện giao thông cá nhân tăng quá nhanh, trong khi năng lực phục vụ của mạng lưới hạ tầng quá tải, tốc độ đầu tư xây mới, mở rộng hạ tầng còn chậm, dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn tiếp tục diễn ra phức tạp và ngày càng trầm trọng.
Theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, để khắc phục và hạn chế thấp nhất tình trạng ùn tắc, ngoài việc tiến hành nhiều giải pháp tổ chức giao thông thì việc xây dựng, phát triển hạ tầng bằng cách tập trung xây dựng một số tuyến đường trên cao và một số nút giao lập thể là giải pháp căn bản và triệt để nhất. trên cơ sở phân tích trên, Sở Giao thông vận tải Hà Nội trình UBND thành phố phê duyệt xây dựng 6 tuyến đường trên cao, gồm:
Tuyến số 1 trên đê Hữu Hồng từ đường Lạc Long Quân đến Yên phụ với quy mô 4 làn xe cơ giới.
Tuyến số 2 trên đường vành đai 2, đoạn từ Ngã Tư Sở – Ngã Tư Vọng – Minh Khai – cầu Vĩnh Tuy với quy mô 4 làn xe. trên tuyến này sẽ có cầu vượt trực thông 3 tầng theo hướng vành đai 2 và một nút giao khác mức ở ngã 4 Nguyễn Tam trinh.
Đường trên cao ở BawngKoc, Thái Lan. Ảnh: Dulichthailan. |
Tuyến số 3 trên đường vành đai 3 từ Nội Bài – Mai Dịch – pháp Vân cũng với quy mô 4 làn xe. trong đó, đoạn từ Mai Dịch – pháp Vân sắp được Bộ GTVT khởi công. Tiếp đó, đoạn Nội Bài – Mai Dịch sẽ do Hà Nội làm chủ đầu tư và Sở GTVT đề xuất sẽ làm sau năm 2020.
Tuyến số 4 từ Ga Hà Nội – Xã Đàn – phạm Ngọc Thạch – Tôn Thất Tùng – Kim Giang – đường 70, vẫn với quy mô 4 làn xe.
Tuyến số 5 từ vành đai 1 tới vành đai 3, đi qua các trục trần Duy Hưng, Liễu Giai, Hồ Tây (4 làn xe). Khi xây dựng sẽ cân nhắc cho phù hợp với đường sắt đô thị: Kim Mã – Hòa Lạc (đoạn từ Liễu Giai – Hồ Tây) để không ảnh hưởng cảnh quan Hồ Tây.
Tuyến số 6 từ Giảng Võ qua Láng Hạ đến Thanh Xuân (vành đai 3).
trước đó, sáng 14/1 sau 3 giờ họp, phó chủ tịch Hà Nội Nguyễn Văn Khôi đã chấp thuận chủ trương xây dựng đường trên cao tại nội đô, với kỳ vọng giải quyết ùn tắc giao thông đang ngày càng trầm trọng.
phát biểu khi đó, ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở GTVT cho rằng, hầu hết các tuyến đường nội đô đang quá tải phương tiện giao thông, tình trạng ùn tắc diễn ra phổ biến, là nỗi khổ của người dân đô thị. trong khi đó, việc giải phóng mặt bằng để mở đường rất khó khăn. phương án cần thiết hiện nay là phải xây dựng đường trên cao tại những tuyến trọng điểm và các nút giao thường xuyên ùn tắc.
Ông Hùng đề xuất xây dựng cầu cạn, đường trên cao tại những đoạn như Ô Chợ Dừa – Voi phục thuộc vành đai 1, cầu Vĩnh Tuy – Bưởi thuộc vành đai 2, Mai Dịch – cầu Thăng Long và các tuyến hướng tâm như Láng Hạ, trần Duy Hưng – Nguyễn Chí Thanh…
Tuy nhiên, khi trao đổi với VnExpress.net, một số chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực xây dựng cho rằng, việc xây dựng đường trên cao trong nội đô sẽ phá vỡ cảnh quan của thủ đô.
“Không thể chỉ vì giải quyết giao thông mà phá vỡ cảnh quan của thủ đô. Theo tôi, chỉ nên xây dựng đường trên cao từ vành đai 3 trở ra”, ông Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội đã bày tỏ quan điểm.
Xuân Tùng