Việt Nam đang cần đầu tư hàng chục tỷ USD cho phát triển hạ tầng đô thị từ nay đến năm 2020. trong đó, việc phát triển các dịch vụ môi trường thiết yếu cũng cần một nguồn vốn không nhỏ mà ngân sách nhà nước khó có thể kham nổi. Một trong những giải pháp quan trọng là xã hội hóa, hay nói cách khác, khuyến khích tư nhân đầu tư các dự án dịch vụ môi trường.
Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính, thiệt hại kinh tế của Việt Nam do thiếu quản lý nước thải và chất thải lên đến 1,3% GDp. trong khi đó, chỉ riêng vốn đầu tư cho các công trình thoát nước và xử lý nước thải giai đoạn 2010- 2020 khoảng 132- 198 nghìn tỷ đồng.
Theo tính toán của Bộ Xây dựng, đến năm 2020, nhu cầu vốn đầu tư cho lĩnh vực cấp nước cần khoảng 136.600 tỷ đồng (tương đương 7,6 tỷ USD). Với suất đầu tư theo tính toán khoảng 1 tỷ đồng/tấn rác thải thì tổng mức đầu tư cho các dự án xử lý rác thải giai đoạn 2010- 2020 khoảng 44.000 tỷ đồng. Những số liệu trên cho thấy, chỉ với đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng đô thị (trong đó có các dịch vụ môi trường đô thị) sẽ cần một khoản chi cực lớn mà ngân sách nhà nước không thể gánh nổi. Thực tế thời gian qua tại hai đô thị lớn như Hà Nội và Tp.HCM cho thấy, cần phải tính đến việc chuyển giao mạnh hơn nữa cho tư nhân tham gia các dịch vụ môi trường đô thị cũng như phát triển đô thị. Hiện nay, hầu hết các dự án phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật lớn ở đô thị đều vẫn nằm trong tay các DNNN. “Miếng bánh ngon” này các doanh nghiệp tư nhân khó có thể mong được “hưởng”. trong thực tế, doanh nghiệp tư nhân chỉ “ngồi chiếu dưới”, làm “B phẩy”, thậm chí “nhiều phẩy”. trong khi đó, ở tất cả các dự án hạ tầng đô thị do nguồn vốn của Nhà nước đầu tư hoặc bằng nguồn vốn vay, chưa có dự án nào hoàn thành đúng tiến độ. Để thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoài Nhà nước, Bộ Xây dựng vừa có Đề án thí điểm cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị trình Chính phủ. Theo đề án, dự kiến chọn một số địa phương để triển khai các dự án thí điểm áp dụng cơ chế mẫu gồm: Bình Định (thành phố Quy Nhơn), Khánh Hòa (thành phố Nha trang), Quảng Bình (thành phố Đồng Hới). Mỗi địa phương được đầu tư xây dựng 1 nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt. |
Cần khuyến khích tư nhân đầu tư các dự án dịch vụ môi trường đô thị
12