Sau hai ngày QH chất vấn các thành viên Chính phủ: Đi thẳng vào những vấn đề an sinh xã hội

bám sát những bức xúc của đời sống xã hội, phản ánh trực tiếp nguyện vọng của cử tri cả nước là điều ghi nhận rõ nhất qua 2  ngày chất vấn các bộ trưởng. ở mỗi lĩnh vực, những khiếm khuyết, trách nhiệm cụ thể của từng “tư lệnh ngành” đã được các đbqh thẳng thắn chỉ ra.
 
sau hai ngày qh chất vấn các thành viên chính phủ: đi thẳng vào những vấn đề an sinh xã hội
đbqh dương trung quốc chất vấn bộ trưởng tn&mt.
 
quan ngại về môi trường sống bị ô nhiễm

bộ trưởng tn&mt phạm khôi nguyên là người đầu tiên trả lời chất vấn. có lẽ bộ trưởng cũng bất ngờ trước những truy vấn sát sườn của đbqh về vụ việc cty vedan xả chất thải làm ô nhiễm môi trường với 15/24 chất vấn.
 
có hay không sự đùn đẩy trách nhiệm giữa bộ tn&mt và tỉnh đồng nai? vì sao lãnh đạo bộ tn&mt nói sẽ tấn công vào các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, sẽ xử vedan ở mức cao nhất nhưng đến nay vedan thoát tội, chỉ phạt mà không đình chỉ hoạt động? – đb danh út (kiên giang) đặt câu hỏi. vấn đề này, bộ trưởng phạm khôi nguyên khẳng định: vedan đã đóng cửa 3 nhà máy trong tổng số 7 nhà máy. bộ tn&mt đã cố gắng tối đa trong việc theo dõi, kiểm tra và xử lý vi phạm của vedan. tuy nhiên, qua đây đã rút ra một bài học đó là lực lượng làm công tác về môi trường còn yếu, thiếu kinh nghiệm.
 

phải rà soát lại quy hoạch

 ðại biểu nguyễn minh thuyết (lạng sơn): qua trận lũ úng ngập vừa qua ở hà nội và 15 tỉnh phía bắc, có thể thấy rõ sự lúng túng, bị động của ban chỉ đạo phòng, chống bão lụt t.ư và các địa phương?
 
bộ trưởng bộ nn&ptnt cao ðức phát: ban chỉ đạo phòng, chống bão lụt t.ư và các địa phương có bị bất ngờ, vì trận mưa thực tế lớn hơn rất nhiều so với dự báo, có nơi, lượng mưa lên tới 300-500 mm, đặc biệt ở một số nơi của huyện thanh oai (hà nội), lượng mưa lên tới hơn 900 mm, nhưng lúng túng thì không. bộ trưởng cao ðức phát cũng thừa nhận, sau trận mưa lụt này, phải ngồi lại, rà soát lại, nhất là vấn đề quy hoạch để ứng phó kịp thời với sự biến động thời tiết.

“làm thế nào và ai là người chịu trách nhiệm để nhà nước tiếp tục kêu gọi đầu tư, người lao động có việc làm, ngân sách được thu, luật bảo vệ môi trường vẫn được thực hiện nghiêm minh?” – đại biểu nguyễn thị khá hỏi. trả lời chất vấn này, bộ trưởng phạm khôi nguyên thừa nhận tình trạng ô nhiễm môi trường ở việt nam hiện nay là vô cùng nghiêm trọng, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay là một vấn đề khó, đòi hỏi phải nghiên cứu. tình trạng ô nhiễm môi trường còn do lịch sử để lại: 80% cơ sở, nhà máy của chúng ta đều sử dụng công nghệ của những năm 80, thậm chí 70, 60 của thế kỷ trước, hầu hết những công nghệ này đều gây ô nhiễm môi trường. bên cạnh đó, qua thống kê cho thấy có khoảng 4.000 cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm, 1.450 làng nghề (trong tổng số 2.100 làng nghề) cũng đang trong tình trạng gây ô nhiễm môi trường, cùng với những tồn tại do chiến tranh để lại (3 cơ sở bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học dioxin). bộ trưởng phạm khôi nguyên cho rằng, để đưa ra một giải pháp mạnh, giải quyết triệt để vấn đề môi trường như nhiều đại biểu quốc hội đề cập, cần phải có một tính toán rất kỹ trên trục phát triển bền vững, vừa phải đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế, vừa phải đảm bảo giải quyết việc làm cho người dân và bảo vệ môi trường. chính vì vậy, bộ tn&mt đã xác định lộ trình từ nay đến 2015: trước mắt phải xử lý 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, 65% trong số này sẽ được giải quyết dứt điểm trong năm 2009. trong số 65% cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng này, sẽ tập trung vào các kcn (hiện có trên 60% số khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải chưa đạt tiêu chuẩn việt nam); các nhà máy hóa chất, nhà máy có tiềm năng gây ô nhiễm lớn, nguy hiểm. “những thảo luận có trách nhiệm của đbqh về vấn đề môi trường sẽ là thông điệp quan trọng của quốc hội đến các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đang vi phạm về ô nhiễm môi trường để họ tự giác xử lý những vi phạm của mình” – ông nguyên nói.

 
bảo đảm ổn định thu, chi ngân sách
 
về vấn đề bội chi ngân sách nhà nước, bộ trưởng vũ văn ninh cho rằng, việc bội chi ngân sách là yếu tố không thể thiếu để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế gắn với giải quyết các vấn đề xã hội. vấn đề ở chỗ, bội chi ngân sách bây giờ đã khác trước, từ chỗ phát hành tiền ra lưu thông, nay thực hiện vay trong nước và ngoài nước ở mức hợp lý (dưới 5% gdp) bảo đảm phát triển kinh tế – xã hội một cách ổn định.
 

chủ tịch quốc hội nguyễn phú trọng: phải có nguồn thu thì mới cân đối được thu, chi
 
nếu bây giờ giữ mãi cách quản lý theo cơ chế bao cấp trước đây thì không còn phù hợp nữa. nhưng trong khi điều hành theo cơ chế thị trường lại rất cần có sự quản lý điều tiết của nhà nước. trên thực tế bây giờ các nước đều phải quan tâm đến vấn đề này. ta đều biết đến như mỹ còn phải bỏ ra một lúc 700 tỷ đô la để cứu những ngân hàng. vai trò của nhà nước, kinh tế nhà nước hết sức quan trọng, đây là bài học rất quý đối với chúng ta, còn trong những lúc xử lý cụ thể cho ta nhiều kinh nghiệm lắm. hướng sắp tới chúng ta còn tiếp tục phải kiềm chế lạm phát, nhưng đã bắt đầu xuất hiện những tình huống mới thì lại phải có giải pháp mới.
 
vấn đề nữa là bảo đảm an ninh tài chính tiền tệ là vấn đề hết sức cơ bản, chiến lược lâu dài, cần tập trung vào các biện pháp để không tác động xấu đến nhiệm vụ thu ngân sách. chú ý thu hồi những tạm ứng ngân sách không để dây dưa kéo dài và bảo đảm tính công khai, minh bạch. nói gì thì nói phải có nguồn thu thì mới cân đối được thu, chi, hiện nay chúng ta ở tình trạng vẫn còn phải bội chi đến mức gần 5% gdp, đây là tình thế bắt buộc.

“chúng ta đều biết chúng ta đang thực hiện nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, vậy sắp tới để cho người tiêu dùng không bị móc túi bởi các doanh nghiệp đang liên kết với nhau để làm giá, bộ trưởng với tư cách tư lệnh là lĩnh vực trong vấn đề sắp xếp cơ chế giá này thì bộ trưởng sẽ làm gì và có những giải pháp mạnh như thế nào để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng?” – đb nguyễn thị bạch mai (tây ninh) hỏi. với câu hỏi này, dường như bộ trưởng vũ văn ninh đã không làm hài lòng đbqh với việc giải trình khá vòng vèo vì sao phải giảm chậm, ngoài bù lỗ, còn phải tính thời gian “tích” hàng trước đó khi giá cao… 

 
ðại biểu phạm ðức châu (quảng trị) bức xúc việc kinh doanh xăng dầu (độc quyền) hiện nay mang lại siêu lợi nhuận, người tiêu dùng thực chất đã được bảo đảm quyền lợi chưa? bộ trưởng vũ văn ninh vẫn cho rằng, trong điều kiện giá dầu thế giới lên xuống bất thường, có thời điểm doanh nghiệp và nhà nước bù lỗ rất nặng; khi giá xuống, nhà nước kiểm soát giá chặt chẽ, và điều hành linh hoạt, bảo đảm giá xăng theo cơ chế thị trường, nhưng có sự quản lý của nhà nước, bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng.
 
vẫn về vấn đề kiểm soát giá cả, bộ trưởng ninh cho biết: “chúng tôi có cho kiểm tra điểm, trong 1.450 doanh nghiệp đã phát hiện ra một số doanh nghiệp điều chỉnh giá không đúng, chúng tôi yêu cầu nộp về ngân sách nhà nước phần chênh lệch giá là 41 tỷ, đồng thời đã có văn bản gửi cho ủy ban nhân dân các địa phương và điều chỉnh lại, yêu cầu các doanh nghiệp điều chỉnh lại giá. ở đây phải nói là vai trò của chính quyền địa phương rất quan trọng trong việc kiểm soát giá này. như vậy cũng có tăng cường công tác giám sát và thông qua đăng ký giá”.
 
evn đã không hoàn thành nhiệm vụ
 
tình hình sản xuất kinh doanh của tập đoàn điện lực việt nam (evn) cũng thu hút sự quan tâm của đbqh khi chất vấn bộ trưởng bộ công thương vũ huy hoàng. đb trần thị hoa ri (bạc liêu) đặt câu hỏi: “evn lãi hay lỗ? tại sao evn từ chối 13 dự án phát triển điện? evn kêu lỗ nhưng lại xin trích tới hơn 1.000 tỷ đồng làm quỹ lương thưởng trong bối cảnh đất nước khó khăn, phải thắt chặt chi tiêu?”
 
theo bộ trưởng vũ huy hoàng, theo phương án tăng sản lượng điện thời gian tới, phải đưa vào vận hành được thêm hơn 60.000mw điện. trong đó, evn được giao nhiệm vụ xây dựng, phát triển để đưa thêm 31.000 mw lên lưới. cái khó của evn, theo bộ trưởng hoàng, với 13 dự án xây dựng nhà máy điện được giao đều sử dụng than trong khi nguồn nguyên liệu này hiện cũng hạn chế nhiều. nhưng ông hoàng cũng thẳng thắn đánh giá, evn đã không hoàn thành nhiệm vụ, trách nhiệm của mình, dù có những khó khăn khách quan.
 
vấn đề kết quả kinh doanh của ngành điện, ông hoàng cho biết, còn đang chờ kiểm toán. việc evn xin trích 1.002 tỷ đồng để làm quỹ phúc lợi là từ nguồn thu năm 2007. với giá bán điện trung bình hơn 860 đồng/kwh, evn lãi 140 đồng/kwh, tỷ suất lợi nhuận 3% trên vốn. bộ trưởng hoàng khẳng định, tỷ suất lợi nhuận như vậy là rất eo hẹp, khó khăn cho evn. khó có khả năng tập đoàn điện lực tự huy động được vốn hay các ngân hàng cho vay với việc lỗ lãi thiếu khả quan như vậy.
 
phần chất vấn và trả lời chất vấn của thống đốc nhnn nguyễn văn giàu; phó thủ tướng chính phủ, bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo nguyễn thiện nhân; bộ trưởng y tế nguyễn quốc triệu cũng bám sát các vấn đề dân sinh, những bức xúc từ thực tiễn cơ sở. dự kiến, sáng nay (13/11), bộ trường y tế nguyễn quốc triệu tiếp tục trả lời chất vấn của đbqh. sau đó, thủ tướng chính phủ nguyễn tấn dũng sẽ phát biểu làm rõ một số vấn đề chung trong quản lý điều hành của chính phủ và thủ tướng chính phủ, đồng thời trực tiếp trả lời các câu hỏi của các vị đại biểu quốc hội.
 
cùng ngày, quốc hội sẽ thảo luận và thông qua luật quốc tịch việt nam (sửa đổi); luật cán bộ, công chức; luật giao thông đường bộ (sửa đổi); luật đa dạng sinh học; luật công nghệ cao.
 

sau hai ngày qh chất vấn các thành viên chính phủ: đi thẳng vào những vấn đề an sinh xã hộibộ trưởng kế hoạch và ðầu tư võ hồng phúc: “hiện nay, không có chuyện có doanh nghiệp được cấp phép hoạt động khi chưa có hệ thống xử lý chất thải. bên cạnh đó, về vấn đề bảo vệ môi trường, cần phải nhìn nhận cả một quá trình phát triển. trước đây, khi phát triển công nghiệp, nước ta chưa chú trọng vấn đề bảo vệ môi trường như hiện nay. khi đó, chỉ có các nhà máy có chất thải thật độc hại mới yêu cầu phải có hệ thống xử lý. ðến  nay, vấn đề bảo vệ môi trường đã được toàn xã hội nhìn nhận một cách đầy đủ hơn, chính xác hơn và cần phải được thực hiện tốt hơn nữa trong thời gian tới”.

 
việc xây dựng nhà công vụ cho giáo viên, kiên cố hoá trường, lớp học, tình trạng bỏ học, học thêm, chương trình quá tải, tiêu cực trong việc tiếp nhận sv sư phạm ra trường… cũng là những vấn đề được nhiều đại biểu đặt ra. năm 2008, quốc hội đã phân bổ vốn trái phiếu chính phủ cho đầu tư xây dựng phòng học và nhà công vụ cho giáo viên khá lớn (10.000 công trình, 25.600 phòng học, 67.000m2 nhà công vụ). nhưng đến tháng 10/2008 mới thực hiện thanh khoản 7% kế hoạch. đại biểu danh út (kiên giang) đặt vấn đề “thừa tiền nhưng không xây dựng được nguyên nhân do đâu, trách nhiệm của ai?”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *