ùn tắc giao thông là vấn đề lo lắng của các đại biểu tham dự hội thảo quốc tế về giao thông đô thị lần thứ 13 vừa được tổ chức tuần qua tại tp.hcm.
phương tiện cá nhân – quá tải
vấn đề kẹt xe, ùn tắc giao thông thường xuyên tại tp.hcm xuất phát từ việc mạng lưới giao thông không theo kịp sự phát triển kinh tế đang gây bức xúc lớn trong xã hội. đây là hệ quả tất yếu của sự yếu kém trong công tác quy hoạch và phát triển hệ thống giao thông nội thị. tuy nhiên, việc đổ lỗi cho xe gắn máy là thủ phạm chính gây ùn tắc giao thông còn chưa phản ánh đúng thực trạng yếu kém của mạng lưới giao thông đô thị. cụ thể, theo kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả nguyễn quốc hiển (tập đoàn mouchel – vương quốc anh) công bố tại hội thảo thì, với chiều rộng lòng đường 3,5m sẽ có 12,28 xe gắn máy chạy qua giao lộ trong 4 giây đèn xanh, tương đương khoảng 11.000 xe gắn máy trong 1 giờ đèn xanh, tức 12.540 người đi qua (trung bình mỗi xe gắn máy chở 1,14 người). nếu thay một nửa xe gắn máy bằng ôtô thì tổng số người là 8.578 người/giờ, xấp xỉ 2/3 của xe gắn máy. nếu thay một nửa xe máy bằng xe buýt (giả sử 1 xe buýt chở 10 hành khách) thì tổng số người là 13.180 người/giờ, nhiều hơn so với xe gắn máy. một vấn đề nữa là tại tp.hcm mật độ dân số quá cao (khoảng 10 triệu dân), tạo áp lực lên hệ thống giao thông vốn chỉ dành cho 3 – 4 triệu dân chính là nguyên nhân gây ra tình trạng ùn tắc giao thông hiện nay.
vấn đề mấu chốt của giải quyết ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn ở nước ta chính là cần phải nâng cấp hệ thống giao thông nội đô. sự quá tải của hệ thống giao thông gây ra hậu quả lớn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội. pgs phạm xuân mai (đh bách khoa tp.hcm) cho biết, do quy hoạch giao thông bất hợp lý, hàng năm tp.hcm chịu thiệt hại khoảng 14 nghìn tỷ đồng. khoản thiệt hại này bắt nguồn từ việc quy hoạch mạng lưới giao thông đô thị chưa hợp lý dẫn đến tắc nghẽn giao thông, kéo theo các thiệt hại khác như tiêu hao nhiên liệu, tai nạn, ô nhiễm môi trường”.
hệ thống giao thông công cộng – quá chậm
để giảm sức ép cho khu vực trung tâm tp, theo các chuyên gia, cần phải đẩy nhanh phát triển mạng lưới giao thông công cộng để thay thế dần các phương tiện cá nhân, đặc biệt là xe gắn máy. cần áp dụng những mô hình mới đã thành công ở nhiều nước trên thế giới. pgs phạm xuân mai – trưởng khoa kỹ thuật giao thông (đh bách khoa tp.hcm) đưa ra mô hình xe buýt chạy bằng khí nén tự nhiên cng (compressed natural gas). nếu sử dụng mô hình này sẽ tiết kiệm được 53,5% chi phí nhiên liệu so với sử dụng dầu diesel, bởi với mỗi tấn diesel phải bỏ ra 594 usd, nhưng chỉ mất 318 usd cho một tấn khí nén cng. bên cạnh đó, tiết kiệm nhiên liệu thì việc sử dụng công nghệ cng sẽ góp phần cải thiện tình hình ô nhiễm môi trường. đồng quan điểm với ý kiến trên, ông lê trung tính – trưởng phòng quản lý vận tải và công nghiệp (sở gtvt tp.hcm) cho rằng: “tp nên mạnh dạn đầu tư, sử dụng công nghệ cng cho xe buýt bởi công nghệ này vừa tiết kiệm được chi phí vừa giảm tiếng ồn và khí thải độc hại”.
trong khi đó, ông nguyễn trọng hòa – giám đốc viện nghiên cứu phát triển tp.hcm lại đưa ra ý kiến: phát triển mạng lưới giao thông ngầm dưới mặt đất, hệ thống đường giao thông trên cao; tăng năng lực vận chuyển của hệ thống giao thông công cộng, hệ thống này phải đáp ứng khoảng 50% năng lực vận chuyển trong đô thị. đây chính là lời giải cho bài toán ùn tắc giao thông hiện nay tại tp.hcm nói riêng và các đô thị lớn ở nước ta nói chung. |