Xi măng bao từ phía bắc đưa vào phía Nam tiêu thụ chậm: Do thói quen tiêu dùng và tâm lý khách hàng

xi măng bao từ phía bắc đưa vào phía nam tiêu thụ chậm: do thói quen tiêu dùng và tâm lý khách hàng
ông vũ văn hiệp

thực hiện giải pháp cấp bách nhằm tăng nguồn cung xi măng (xm) cho thị trường miềm nam, trong tháng 5/2008 tcty công nghiệp xi măng việt nam (vicem) đã vận chuyển trên 98 ngàn tấn (xm bao và clinker) vào thị trường này. tuy nhiên, lượng xm bao đưa vào lại tiêu thụ rất chậm. để làm rõ hiện tượng này, phóng viên báo xây dựng đã có cuộc trao đổi với ông vũ văn hiệp – phó tổng giám đốc vicem.

 
vừa qua xm từ phía bắc chuyển vào nam tiêu thụ chậm trong khi nguồn cung thiếu, ông nhận định thế nào về vấn đề này?
 
– trong tháng 5/2008 thực hiện chỉ đạo của chính phủ, vicem đã chuyển hơn 98 ngàn tấn (gồm 26 ngàn tấn xm bao, số còn lại là clinker và clinker bột) vào cho cty cp xm hà tiên i và thị trường khu vực 4. đến thời điểm này còn tồn khoảng 7 ngàn tấn xi măng bao của nhà máy xm hoàng thạch. trong quá trình theo dõi tiêu thụ sản phẩm, vicem nhận thấy một số trở ngại đối với sản phẩm sản xuất tại các nhà máy phía bắc là do thói quen của người tiêu dùng. thị trường phía nam có thói quen tiêu dùng các thương hiệu như holcim, nghi sơn và những thương hiệu có truyền thống như hà tiên i, hà tiên ii. điều này đã gây ít nhiều khó khăn cho việc thâm nhập thị trường của các nhà máy phía bắc khi đưa vào bán trực tiếp tại thị trường các tỉnh phía nam.
 
ngoại trừ các yếu tố trên, chất lượng sản phẩm có phải là yếu tố mà khách hàng e ngại?
 
– xm tại các nhà máy phía bắc như hải phòng, hoàng thạch, hoàng mai đều được sản xuất theo công nghệ lò quay phương pháp khô công nghệ tiên tiến. dây chuyền sản xuất được trang bị hệ thống giám sát liên tục đảm bảo duy trì tính ổn định cao trong sản xuất. nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ quá trình sản xuất đều được nghiên cứu, đánh giá chất lượng theo đúng các qui định của nhà nước về công tác quản lý chất lượng nguyên liệu. sản phẩm xuất xưởng của các nhà máy đều trải qua quy trình kiểm soát chất lượng chặt chẽ, đảm bảo phù hợp với quy định của tiêu chuẩn việt nam. hệ thống kiểm soát chất lượng của các nhà máy đều được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước về quản lý chất lượng kiểm tra định kỳ, đồng thời vicem cũng thường xuyên có biện pháp giám sát, kiểm tra chéo nhằm đảm bảo sự ổn định trong khâu kiểm soát chất lượng. chất lượng sản phẩm của các nhà máy phía bắc với các nhà máy phía nam đều như nhau theo đúng tiêu chuẩn việt nam.
 
vậy vicem có giải pháp gì để tiếp tục ổn định thị trường phía nam trong tháng 6/2008?
 

xi măng bao từ phía bắc đưa vào phía nam tiêu thụ chậm: do thói quen tiêu dùng và tâm lý khách hàng
vận chuyển xi măng hải phòng và nam.

– một trong những nguyên nhân thiếu nguồn cung chính là do đặc thù các nhà máy xm phía nam chủ yếu là trạm nghiền, mà giá nhập khẩu clinker lại cao. giá fob bình quân clinker tại thái lan khoảng 41 – 42 usd/tấn, tính cước phí về đến nhà máy khoảng 1,04 triệu đồng/tấn. nhà nước giảm giá nhập khẩu clinker từ 5% xuống còn 0%, tương đương mỗi tấn xm giảm 2 usd thì giá clinker nhập khẩu lại tăng từ 42 usd lên 48,5 usd. do khó khăn về tàu biển, giá cước cao nên vận chuyển từ phía bắc vào đến nhà máy giá 1 tấn clinker cũng xấp xỉ bằng giá nhập khẩu.

 
trước tình hình đó vicem vẫn cố gắng ở mức tối đa duy trì nguồn cung cho thị trường phía nam như sau: trong tháng 6 sẽ đưa vào nam 107 ngàn tấn, gồm 67 ngàn tấn clinker và 40 ngàn tấn xm jumbô giao cho hà tiên i; đưa 25 ngàn tấn xm bao của 3 nhà máy: hoàng thạch, hoàng mai, hải phòng vào. hà tiên i nhập khẩu 154 ngàn tấn clinker và dự kiến sẽ mua thêm 90 ngàn tấn clinker từ các nguồn khác ngoài vicem. hà tiên ii sẽ sản xuất 109 ngàn tấn clinker trong đó giao cho hà tiên i là 20 ngàn tấn. bộ xây dựng đã chỉ đạo thành lập tổ điều hành tăng cường hỗ trợ nguồn cung cho thị trường phía nam từ nguồn của tcty và các dn khác ngoài tcty do thứ trưởng nguyễn trần nam trực tiếp điều hành. trong thời gian qua nhiều liên doanh như holcim, nghi sơn đã tăng nguồn cung. vì thế, trong tháng 6/2008 nguồn cung cho thị trường phía nam được tăng thêm nhưng vấn đề khó khăn đối với các dn khi thực hiện nhiệm vụ trên là giá bán tại nhà máy chưa hợp lý dẫn đến các nhà sản xuất bị lỗ. ngoài ra, đề nghị các phương tiện thông tin đại chúng nên có hướng dẫn dư luận để người tiêu dùng biết sản xuất của các nhà máy vẫn ổn định, nguồn được tăng thêm. do đó không nên có tâm lý mua tích trữ để xây đề phòng không có xm.
 
trân trọng cảm ơn ông!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *