“đồng nát thì về cầu nôm”. hàm ý câu ca nói rằng đất này là trung tâm thu mua phế liệu đồng của cả nước. chả thế mà cả vùng này có đến năm làng đúc đồng nổi tiếng mà dân nghề ấy về hà nội lập ra làng đúc ngũ xã. từ nghề buôn đồng nát, người làng nôm đã làm nên “thương hiệu” làng mình. rồi chính người làng nôm phát triển nghề đúc đồng đến nhiều nơi khắp nước, đến tận sài gòn… mà bằng chứng là ở thành phố nào có phố hàng đồng thì ở đó có người làng nôm sinh sống, làm nghề.
bắt đầu thế để mở vào câu chuyện về làng nôm mà cách nay 4 năm, có một hội nghị cấp tỉnh bàn về giữ gìn di sản của ngôi làng cổ gắn với nghề “đồng nát” ở huyện văn lâm, tỉnh hưng yên, câu chuyện kéo dài đến hôm nay chưa có hồi kết.
chuyện về một ngôi làng cổ
làng nôm thuộc xã đại đồng, huyện văn lâm, cách hà nội ba chục cây số. đây là một ngôi làng nhỏ cổ kính chỉ chưa đầy 200 nóc nhà và hơn 600 nhân khẩu. làng nôm nổi tiếng có cảnh quan đẹp, cổ kính. nhiều kiến trúc cổ thuần việt đang tồn tại mà độc đáo nhất có lẽ là cầu nôm, một công trình hoàn toàn bằng đá xanh ghép, có trang trí đầu rùa đội từng xà ngang đặt trên cột đá… đứng ở tam quan cổng làng cảm giác ấm áp về một làng quê việt ùa về, làm ta thấp thỏm muốn khám phá, muốn viết và muốn ở lại lâu hơn… ba chữ “đại tự” trên vòm cổng làng lối chữ nôm có nghĩa là: “đồng cầu môn” (cổng làng đồng cầu). nơi đây còn dấu vết đậm đặc của một ngôi làng cổ gắn với câu ca cổ nói về một cái nghề có từ thời đại đồ đồng. cách cổng làng một đoạn là cây cầu nôm nổi tiếng mà hầu như người nước nam ai cũng biết bởi nó gắn với câu ca dao quá nổi tiếng nói về phẩm hạnh của người phụ nữ, mà ở đây là thiếu nữ: “con gái nỏ mồm về ở với cha”. chao ôi! đồng nát thì đắt hàng vì có người thu mua ngay, còn con gái mà hay nói năng vô bổ… thì coi như “ê sắc”. cây cầu có đến 9 nhịp bắc qua sông nguyệt đức, nối vào chợ nôm, chùa nôm hay còn có tên chữ là “linh thông cổ tự”. chạy giữa làng là cái hồ nước lớn hai bên hồ soi bóng những ngôi nhà cổ. không biết ngày xưa các cụ có “quy hoạch” gì không mà tại đây có bảy cái nhà thờ họ nối liền nhau thành một dãy. cuối làng, ngôi đình nôm cổ kính trùm bóng cây cổ thụ xanh tươi bốn mùa mát mẻ. những con đường làng lát gạch nghiêng sạch sẽ chạy ngoằn ngoèo dẫn vào các xóm. chùa nôm, cầu nôm, cổng làng, chợ nôm, những ngôi nhà cổ, cả dòng nguyệt đức chảy quanh làng nối giao thương xưa với kinh bắc và hải dương… là những di sản còn lại với thời gian tạo cho làng nôm vẻ cổ kính bậc nhất vùng đồng bằng bắc bộ hôm nay.
“đồng nát thì về cầu nôm”. hàm ý câu ca nói rằng đất này là trung tâm thu mua phế liệu đồng của cả nước. chả thế mà cả vùng này có đến năm làng đúc đồng nổi tiếng mà dân nghề ấy về hà nội lập ra làng đúc ngũ xã. từ nghề buôn đồng nát, người làng nôm đã làm nên “thương hiệu” làng mình. rồi chính người làng nôm phát triển nghề đúc đồng đến nhiều nơi khắp nước, mà bằng chứng là ở thành phố nào có phố hàng đồng thì ở đó có người làng nôm sinh sống, làm nghề. chỉ với đôi quang gánh, ở đâu có đồng nát thì người làng nôm có mặt. thế mà thành phát đạt. hình như lịch sử đã trao cho người làng nôm cái trọng trách ấy. trăm thứ nghề, không có nghề nào vinh hay nhục. nhục vinh phải chăng do biết làm ăn mà thành đạt hay không. chả thế mà người làng đồng nát này có hẳn những tên tuổi sánh hàng doanh gia.
có lẽ người hôm nay cần thiết phải về đây mà học lại bài học kinh doanh như là thứ văn hoá thương mại vậy. làng nôm đã được vinh danh nhờ “nhất nghệ tinh”. lịch sử ghi danh bà phùng thị tám bằng đôi quang thúng đòn gánh trên vai đi buôn đồng nát tuyến nôm – thanh hoá mà làm giàu cho làng và gia đình. bà đã được vua triều nguyễn phong cho bốn chữ: “tiết hạnh khả phong”. rồi bà tạ thị mai nhờ buôn đồng nát mà mua được mấy dãy phố hải phòng. đến nhà tư sản người hoa tên là ich đạt giàu có của cải như nước vẫn bị xếp đứng hàng sau bà. sau hoà bình năm 1954, bà mai đã hiến cho nhà nước 36 gian nhà, vốn là kho hàng thời pháp. người làng còn tôn vinh ông tạ văn tiếp – người kinh doanh có “số má” ở hà nội, người đã xin bỏ tiền xây hẳn nhà ga xe lửa đông xá để tiện cho người làng mình buôn bán; một cái cân lớn được ông sắm về đặt ở sân ga để giữ chữ tín cho người làng trong buôn bán… có một người làng nôm nữa là mẹ nuôi của cố tổng bí thư nguyễn văn cừ – người đã được mời đi dự lễ mít tinh ngày độc lập và được đứng cạnh bác hồ và đoàn chủ tịch trên lễ đài lịch sử là bà tạ thị tý. bà cũng là niềm tự hào về doanh nhân làng nôm.
bảo tồn làng nôm – từ ý tưởng đến hiện thực, bao giờ?
một buổi chiều cách đây hơn 3 năm, tức ngày 15/7/2005, tại ubnd xã đại đồng, ubnd huyện văn lâm đã cùng sở vhtt hưng yên mở hội nghị bàn giữ làng nôm. cuộc họp quy tụ ý chí của lãnh đạo địa phương ngành văn hoá và tiếng nói người dân làng nôm hạ quyết tâm giữ gìn di sản làng cổ và phát huy giá trị bằng khai thác du lịch làm giàu quê hương của những người nổi tiếng nhờ nghề… đồng nát. ba năm trôi qua, người quê nhãn có nhiều việc phải làm nên có lẽ vì thế, câu chuyện làng nôm đến hôm nay vẫn chỉ là trên giấy, trong khi làng đang trên đà đô thị hoá, chùa nôm đang được mở mang với nhiều công trình hoành tráng và sẽ có cả những công trình nguy nga trong tương lai.
đem chuyện làng nôm trao đổi với ông phạm trung hiếu – giám đốc bảo tàng tỉnh hưng yên, ông hiếu khoe: “vừa làm xong phần khảo sát điều tra di sản văn hoá phi vật thể làng nôm”. vậy là ba năm đã trôi qua, bây giờ cái ý tưởng bảo tồn làng nôm mới xong phần khảo sát điều tra, trong khi làng vẫn đang thay đổi từng ngày trên đà cơn lốc đô thị hoá. nhà cao tầng mọc lên ngày càng nhiều. chùa nôm cổ kính mấy trăm năm nay đang được mở rộng, với nhiều công trình hoành tráng. chùa nôm đã làm cho không gian làng như bé lại. cái chợ nôm cũ kỹ tội nghiệp so với tam quan chùa nôm đồ sộ…
bảo tồn hay “dự án treo”?
làng nôm đang bảo tồn được nhiều di tích qúy giá. nhưng cơn lốc đô thị đang hoành hành sẽ không chừa bất kỳ nơi đâu. số phận làng cổ này nếu không có giải pháp hữu hiệu cấp bách thì rồi lịch sử lại ca bài tiếc nuối… dù sao thì phải nói rằng ông nguyễn phúc lai, nguyên giám đốc sở vhtt hưng yên đã có tầm nhìn khi lọ mọ khảo sát rồi họp bàn bảo tồn ngôi làng cổ này. tiếc thay bốn năm trôi qua mà công việc vẫn còn trên giấy. và làng nôm đang trở thành một dự án “treo” khi dân chưa dám xây nhà, xã không được phát triển hạ tầng… trong một cuộc hội thảo khoa học, có vị giáo sư hỏi một câu làm bao người ngớ ra: “làng có trước phố, sao chỉ toàn bàn chuyện bảo tồn phố cổ mà không thấy mấy khi bàn chuyện bảo tàng làng cổ?”. vâng. làng có trước phố. theo lẽ thường cái gì có trước thì cổ kính và nếu theo luật di sản thì nó có giá trị hơn, đáng để “bảo vệ khẩn cấp” hơn…
trao đổi với ông nguyễn văn hy – giám đốc sở vhtt&dl, ông cho biết: vì nhiều dự án quá nên dự án làng nôm chúng tôi đã chuyển về cho huyện văn lâm.
“không biết khi được chuyển về huyện, dự án làng nôm đến bao giờ thì thực hiện nhưng xem ra cứ đà này thì làng nôm chả mấy hồi mà mất hết không gian cổ” – một chuyên gia về bảo tồn lo lắng nói.
đem chuyện dự án “treo” trao đổi với trưởng thôn nguyễn văn chính, ông chính bả “chờ mãi một văn bản hướng dẫn mà chả thấy. bây giờ dân thích làm nhà mới thì cứ thế mà làm. bảo tồn nhà cổ họ được gì, trong khi người làng đi làm ăn giàu có muốn phụng dưỡng cha mẹ trong những ngôi nhà to đẹp, sang trọng hơn”.
hiện giữa không gian cổ kính làng nôm có nhiều ngôi biệt thự hoành tráng mọc lên như một thách thức với các nhà quản lý. làng nôm đi về đâu trong cơn lốc đô thị hôm nay? |
Làng Nôm trong cơn lốc đô thị hóa
2
Bài trước