Đan Dương – Cây cầu dài nhất thế giới gây chấn động giới mộ điệu

Với chiều dài kỷ lục, cùng kỹ thuật xây dựng hiện đại cầu Đan Dương – Côn Sơn ở Trung Quốc hiện đang nắm giữ danh hiệu cây cầu dài nhất thế giới, khiến giới mộ điệu phải trầm trồ.

Cầu Đan Dương – Côn Sơn là một phần quan trọng trên tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh – Thượng Hải, nối liền Thượng Hải và Nam Kinh, kéo dài 164,8 km. Được thiết kế để vượt qua sông hồ, đầm lầy và các thành phố, cây cầu này không chỉ là một kỳ quan kiến trúc mà còn là một thành tựu kỹ thuật đáng nể. Chạy song song với sông Trường Giang từ cửa sông ở Thượng Hải, cầu Đan Dương – Côn Sơn có độ cao trung bình 100 mét. Tuy nhiên, để đảm bảo tàu thuyền có thể đi qua, một số đoạn cầu cao tới 150 mét so với mặt nước.

Cây cầu dài nhất
Cầu Đan Dương – Côn Sơn

Cây cầu này kết hợp cả hai hình thức kiến trúc cầu cạn và cầu cáp treo. Cầu cạn là những cây cầu được đỡ bởi hàng loạt trụ tháp hoặc vòm bên dưới, trong khi cầu cáp treo sử dụng dây cáp chịu lực căng chạy theo đường chéo từ trụ tháp phía trên cầu. Đặc biệt, đoạn cầu cạn Lang Phường – Thanh Huyện dài 114 km của cầu Đan Dương – Côn Sơn thậm chí được coi như cầu dài thứ hai trên thế giới.

Hoàn thành vào năm 2011, chỉ bốn năm sau khi khởi công xây dựng, cầu Đan Dương – Côn Sơn đã thay đổi hoàn toàn cách di chuyển bằng đường sắt trong khu vực. Thời gian di chuyển từ Ninh Ba tới Gia Hưng giảm từ 4,5 giờ xuống còn 2 giờ, đem lại lợi ích kinh tế to lớn và tăng cường kết nối giữa các khu vực.

Với chi phí xây dựng lên tới 8,5 tỷ USD, tương đương 1 triệu USD/km2, cầu Đan Dương – Côn Sơn là một dự án quy mô lớn đòi hỏi sự đầu tư khổng lồ. Cây cầu được làm từ vài trăm nghìn tấn thép và đỡ bởi 11.500 trụ bê tông. Đoạn tàu chạy qua hồ Dương Trừng ở Tô Châu sử dụng tới 2.000 cột trụ, minh chứng cho quy mô và độ phức tạp của công trình.

Cây cầu dài nhất
Cầu Đan Dương – Côn Sơn nhìn từ trên cao

Dù quá trình thi công diễn ra nhanh chóng, cây cầu vẫn đảm bảo khả năng chịu đựng trước thiên tai như động đất và mưa bão, cũng như cú đâm trực diện từ tàu hải quân nặng tới 300.000 tấn. Với tuổi thọ ước tính hơn 100 năm, cầu Đan Dương – Côn Sơn là biểu tượng của sự bền vững và tiên tiến trong lĩnh vực xây dựng cầu.

Những siêu công trình khác tại Trung Quốc khiến thế giới phải “nói chuyện nhiều”

Cầu Thiên Tân

Cầu Thiên Tân, hoàn thành năm 2010 và bắt đầu khai thác vào năm 2011, có chiều dài 113 km. Nằm trong hệ thống đường sắt cao tốc của Trung Quốc, cây cầu này đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các khu vực trọng yếu. Thiết kế cầu Thiên Tân không chỉ chú trọng đến sự bền vững và độ an toàn mà còn đến khả năng chịu được các điều kiện khắc nghiệt của môi trường.

Cầu Vị Nam Vị Hà

Cầu Vị Nam Vị Hà nằm trên tuyến đường sắt Trịnh Châu – Tây An, từng giữ kỷ lục là cây cầu dài nhất thế giới vào thời điểm hoàn thành năm 2010, với tổng chiều dài 79,7 km.

Cây cầu dài nhất
Cầu Vị Nam Vị Hà

Cầu Hồng Kông – Chu Hải – Ma Cao

Cầu Hồng Kông – Chu Hải – Ma Cao là cây cầu vượt biển dài nhất thế giới, nối liền ba thành phố quan trọng là Hồng Kông, Ma Cao và Chu Hải. Khánh thành vào năm 2018 sau 9 năm xây dựng, cây cầu dài 55 km này đã rút ngắn thời gian di chuyển giữa các địa điểm xuống còn một giờ đồng hồ.

Công trình này bao gồm 3 cầu cáp treo, 2 đảo nhân tạo và một đường hầm biển dài 6,7 km, sử dụng 420.000 tấn thép, tương đương với lượng thép đủ để xây dựng 60 tháp Eiffel. Cầu được thiết kế để chịu đựng động đất 8 độ richter và những cơn bão mạnh lên đến cấp 16, minh chứng cho khả năng chống chịu và độ bền vững vượt trội.

Cầu vịnh Giao Châu

Cầu vịnh Giao Châu ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, là cây cầu vượt biển dài nhất thế giới với tổng chi phí xây dựng lên tới 2,3 tỷ USD và độ dài 41,58 km.

Cây cầu dài nhất
Cầu vịnh Giao Châu

Cầu vịnh Hàng Châu

Cầu vịnh Hàng Châu dài 117.037 feet (35,67 km), được hoàn thành vào năm 2007, kết nối Gia Hưng và Ninh Ba ở tỉnh Chiết Giang, rút ngắn 120 km đường bộ từ Thượng Hải tới Ninh Ba. Với tổng kinh phí xây dựng gần 2 tỷ USD, các kiến trúc sư đã huy động 7 tàu đóng cọc có bộ định vị toàn cầu (GPS) để xác định hướng thi công, đòi hỏi độ chính xác rất cao.

Những cây cầu này là biểu tượng cho sự phát triển và khả năng vượt qua mọi thử thách của con người. Với những dự án đầy tham vọng và sự thành công vượt trội, Trung Quốc đang khẳng định vị thế của mình là một trong những quốc gia hàng đầu về kỹ thuật và kiến trúc cầu đường trên thế giới.