Bão số 1 được dự báo có diễn biến phức tạp và rất nguy hiểm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các địa phương khu vực Bắc trung bộ. Để chủ động phòng tránh bão, các địa phương đang khẩn trương thực hiện các phương án gọi, đưa tàu bè đánh cá của ngư dân vào nơi trú ẩn an toàn; chủi động thực hiện các biện pháp phòng chống lũ quét, lũ ống có thể xảy ra do hoàn lưu của bão… Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã có công điện khẩn, yêu cầu tất cả các địa phương ven biển thực hiện nghiêm việc cấm tàu thuyền ra khơi, gọi tàu thuyền đang hoạt động trên biển về nơi trú ẩn an toàn. Các địa phương vùng ven biển cũng đã có phương án bảo vệ dân ở vùng trũng thấp, chằng chống nhà cửa, xí nghiệp. Bên cạnh đó, tăng cường vật tư thiết bị nhằm đảm bảo an toàn cho những tuyến đê trên địa bàn, trong đó đặc biệt chhus ý đến bảo vệ những tuyến đê đang xây dựng, nâng cấp dở dang. Ngoài ra, rút kinh nghiệm trong việc phòng chống mưa lũ các năm trước, các địa phương khu vực miền núi của tỉnh Quảng Ninh cũng đã có phương án cụ thể nhằm phòng chống lũ bão, lũ ống, lũ quét và sạt lở đất có thể xảy ra do hoàn lưu của bão số 1. Về việc kêu gọi tàu thuyền vào nơi trú ẩn an toàn, Ban phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ninh đang tổ chức các đoàn công tác xuống những địa phương ven biển để kiểm tra, đôn đốc. Ông Vũ Văn Nam, Chi cục trưởng Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh Quảng Ninh, đang cùng đoàn công tác kiểm tra tại huyện ven biển Vân Đồn, cho biết: Quảng Ninh có 160 tàu xa bờ, chúng tôi đã thông báo từ ngày hôm qua, sáng nay tiếp tục thông báo các tàu đều nhận được thông tin và các tàu này không nằm trên đường di chuyển của bão và đang di chuyển vào vùng an toàn của phía Việt Nam. Còn những tàu nhỏ dưới 90CV thì đã nhận được thông tin và đang ở rất gần bờ, có thể di chuyển vào bờ rất nhanh. Đánh giá chung hiện nay là toàn bộ công tác thông tin đên tàu cá hiện nay là các tàu đều nhận được thông tin. Vấn đề là đến thời điểm này biển vẫn bình thường nên vẫn có tình trạng một số hộ dân sáng đi đánh lưới, chiều về thì họ đợi bão khẩn cấp thì mới chạy. Để chủ động phòng chống với những diễn biến phức tạp của bão Conson, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nam Định cũng đang chỉ đạo các địa phương, sở, ngành liên quan, duy trì nghiêm chế độ trực, theo dõi chặt diễn biến của bão. trong đó, ưu tiên phương án nhằm chủ động thực hiện chống úng cho diện tích sản xuất nông nghiệp; đồng thời, bảo vệ an toàn cho người và những công trình ngoài khu vực đê biển tại các địa phương như: Giao Thuỷ, thị trấn Thịnh Long, thị trấn Quất Lâm… ông Đỗ Văn Khánh, Chi cục trưởng Chi cục quản lý đê điều và phòng chống lụt bão Nam Định, kiêm Chánh Văn phòng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Nam Định, cho biết: Hiện nay, tất cả 2.365 tàu đã nhận được thông tin và chủ động tránh bão, đi ra khỏi vùng nguy hiểm, các huyện đang thực hiện nang cấp đê biển chủ động các phương án đảm bảo an toàn người và công trình. Khi bão đã ảnh hưởng đến Nam Định rồi thì các đồn Biên phòng không cho tàu thuyền ra khơi và có biện pháp xử lý hành chính thích hợp Đến nay, lực lượng cứu hộ cứu nạn Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An đã liên lạc được với tất cả phương tiện tàu thuyền hoạt động trên các ngư trường thuộc Vịnh Bắc bộ và ngư trường thuộc khu vực biển Hà Tĩnh. Tuy các tàu thuyền chưa có đủ điều kiện để lắp đặt máy thông tin liên lạc hiện đại, nhưng nhờ mô hình hoạt động khai thác theo mô hình tổ, nhóm trên cùng ngư trường nên các chủ tàu đã chủ động thông báo tin bão cho nhau bằng phương tiện truyền sóng ngắn. Do đó, việc báo tin bão số 1 để các phương tiện về nơi tránh trú được thuận lợi hơn những năm trước. Các tàu khai thác trên ngư trường Hải phòng, Quảng Ninh cũng đã về tránh trú bão an toàn. trung tá Nguyễn Văn Tấn, trợ lý Hải quân, phụ trách công tác cứu hộ cứu nạn Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An, nói: Nhiệm vụ Biên phòng hiện nay đã thống kê xong phương tiện trên địa bàn, các phương tiện hoạt động xa bờ, rồi thông báo cho các tàu thuyền biết được hoạt động của bão để có chủ động phòng tránh. Hiện nay Nghệ An đã liên lạc được với 100% phương tiện, có 630 chiếc hoạt động xa bờ ở khu vực biển Bắc trung bộ và Hà Tĩnh. Cá tàu đánh bắt xa bờ vùng Hải phòng, Quảng Ninh, mùa trăng người ta về, nghe tin bão nên không đi nữa… Cả nước hiện có gần 42 nghìn 300 tàu thuyền đang hoạt động trên biển với 190.266 ngư dân. trong đó, còn hơn 150 tàu thuyền vẫn chưa thể liên lạc được do một số tàu thuyền hoạt động ven bờ không có máy liên lạc, một số tàu khác hoạt động xa bờ và giấu ngư trường hoạt động. Cơ quan chức năng các địa phương đang nỗ lực liên lạc để yêu cầu các tàu thuyền này nhanh chóng sơ tán, di chuyển khỏi vùng tâm bão đi qua./. |