Chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long: “Lung linh sắc hoa Hà Nội”

Chương trình Lễ hội hoa sẽ khai mạc vào tối ngày 30/12/2009 với chủ đề “Lung linh sắc hoa Hà Nội”. Đây là chương trình mở màn cho chuỗi hơn 80 hoạt động chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long.


Hà Nội đã sẵn sàng cho lễ hội hoa.

Lễ hội hoa năm nay có kinh phí lên tới 17 tỷ đồng, với quy mô lớn hơn nhiều so với lần đầu tiên tổ chức vào năm ngoái. Dự kiến, ngoài các loại hoa thường thấy ở Hà Nội như đào, quất, cúc, hồng… sẽ có nhiều loại hoa quý như phong lan, địa lan, cúc mâm xôi, hoa tuy líp Hà Lan và hàng ngàn mét vuông cỏ nhung, cây cảnh, cây thế, bon sai… và khoảng 1.000 nghệ nhân và công nhân phục vụ Lễ hội.

Địa điểm chính diễn ra Lễ hội là các tuyến phố xung quanh Hồ Gươm bao gồm trục đường Đinh Tiên Hoàng, phố Lê Thạch, khu tượng đài Lý Thái Tổ, vua Lê Thái Tổ, đền Ngọc Sơn. trong đó, phố đi bộ với những đại cảnh lớn sẽ nằm trên trục đường Đinh Tiên Hoàng, từ ngã tư tràng Tiền đến đền Bà Kiệu.

Để tạo điều kiện cho du khách thưởng hoa, Lễ hội sẽ được phân ra nhiều đại cảnh và tiểu cảnh, dàn trải ra các phố như: Biểu tượng Rồng thiêng – một trong những đại cảnh quan trọng với tháp hoa cao 6m với 9 rồng chầu được kết từ hoa và quả tươi do nghệ nhân Tp.HCM thực hiện được đặt trước tượng đài Lý Thái Tổ; các đại cảnh tái hiện văn hóa Thăng Long Hà Nội như biểu tượng Khuê Văn Các, dàn trống hội Thăng Long, mô hình tàu điện, xích lô ăn hỏi, Hà Nội bốn mùa, làng lúa làng hoa… Chỉ tính riêng trục đường Đinh Tiên Hoàng đã có tới 10 đại cảnh lớn và các tiểu cảnh mang tính liên kết được sắp đặt công phu, tôn vinh vẻ đẹp của hoa, của văn hóa Thăng Long, nét thanh lịch của người Hà Nội qua đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân. Theo đó, khu vực hồ Gươm sẽ giống như một lẵng hoa khổng lồ, trên mặt hồ sẽ nổi bật con số 1.000 kết bằng các bông hoa với sự hỗ trợ của thiết bị đèn chiếu sáng.

Lễ hội hoa cũng sẽ trình diễn bộ sưu tập áo dài được kết từ hoa của các nhà thiết kế tại Hà Nội, trong đó, mỗi chiếc áo dài được kết từ 1.000 bông hoa. Ngoài ra, các chương trình nghệ thuật truyền thống, Đêm hội trà hoa, pháo hoa nghệ thuật, Lễ hội áo dài “Tinh hoa hội tụ” (tối 31/12), chương trình đón chào năm mới 2010 (đêm 31/12), Hội nghề “Hoa tay đất Rồng” và cuộc thi hoa của 29 quận huyện trong Tp Hà Nội… hứa hẹn sẽ thu hút đông đảo các nghệ nhân cũng như người dân tham gia. Cũng trong lễ hội hoa Hà Nội, đại sứ quán Hà Lan đã dành tặng cho chương trình 30 ngàn bông hoa tuy líp; Đại sứ quán Thụy Sỹ tặng một chiếc đồng hồ bằng hoa.

Ông Nguyễn Khắc Lợi, pGĐ Sở VHTT&DL Hà Nội – trưởng Ban Tổ chức cho biết, tính đến thời điểm này, công tác chuẩn bị Lễ hội hoa chào mừng 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội đã cơ bản hoàn tất, sẵn sàng cho lễ khai mạc vào tối 30/12/2009 và kéo dài đến hết 3/1/2010.

3 kỷ lục Việt Nam tại Lễ hội hoa Hà Nội 2010

Ngày 25/12, trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam đã chính thức công bố xác lập 3 kỷ lục tại lễ hội hoa Hà Nội 2010:

1. Kỷ lục đầu tiên là chiếc áo dài bằng hoa dài nhất Việt Nam do nghệ nhân  Nguyễn Mạnh Hùng thực hiện, được kết từ 1.000 đoá hoa thiên nhiên và hoa nhân tạo, dài 10m, được sắp đặt cùng với tiểu cảnh trống hội, tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. trên tà áo, những bông hoa cũng được kết thành một bức tranh tượng trưng cho 4 mùa của Hà Nội.

2. Kỷ lục thứ 2 thuộc về tác phẩm mô phỏng “Chiếu dời đô” bằng khảm trai lớn nhất có chiều cao 1,93m, rộng 1,27m, nặng 79kg do nghệ nhân trần Bá Năm của làng nghề khảm trai phú Xuyên (Hà Nội) thực hiện từ tháng 1/2007 – 12/2009. Chất liệu tác phẩm làm từ gỗ gụ, với 218 chữ nội dung “Chiếu dời đô” của Lý Thái Tổ, khảm bằng vỏ ốc biển.

3. Kỷ lục thứ 3 là bình hoa sen bằng mây tre lớn nhất Việt Nam, cao 6,5m, nặng khoảng 120kg, do ông Nguyễn phương Quang (Chương Mỹ, Hà Nội) làm từ tháng 10/2007 đến 11/2009. Thân bình được đan theo 3 kiến trúc nổi tiếng của Hà Nội là Khuê Văn Các, Chùa Một Cột và Tháp Rùa; cổ bình đan hình rồng bay lên.

 

Cụm Khí – Điện – Đạm Cà Mau có tổng mức đầu tư hơn 2 tỷ USD, được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phát lệnh khởi công vào ngày 9/4/2006, BQLDA và Tổng thầu LILAMA huy động hàng ngàn lao động thường xuyên làm việc trên công trường. Nguồn khí tự nhiên được khai thác từ vùng biển Việt Nam – Malaysia cung cấp cho 2 nhà máy điện, tổng công suất 1.500 MW và Nhà máy đạm Cà Mau đang xây dựng với công suất 800.000 tấn/năm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *