“nhà nước sẽ phải chia lửa với doanh nghiệp”, đó là câu nói đầy ấn tượng của thủ tướng nguyễn tấn dũng khi kết thúc kỳ họp thứ tư quốc hội khá xii. trong lúc nền kinh tế thế giới và trong nước gặp rất nhiều khó khăn, giới doanh nghiệp trong nước được vị nguyên thủ quốc gia chia sẻ như vậy, thật không gì bằng. các doanh nghiệp dường như được tăng thêm sức mạnh và niềm hy vọng để vượt qua những thử thách đang cận kề trước mặt. đã từ lâu lắm, dễ đến hai chục năm, từ khi hàng loạt các doanh nghiệp đầu tiên ra đời, chính sách đổi mới của đất nước luôn luôn là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. từ một “mớ bòng bong” của các thể chế nền kinh tế bao cấp để lại, từng năm từng năm qua đi, với sự nỗ lực của các cơ quan nhà nước, các đầu mối khách quan của nền kinh tế thị trường đã dần được kết nối với hệ thống chính sách, pháp luật của nước nhà, và để rồi sau đó, hàng trăm nghìn doanh nghiệp ra đời và phát triển. rồi cách đây mấy năm, chính phủ đã quyết định lấy ngày 13/10 hàng năm là ngày doanh nhân việt nam. tuy chỉ là một văn bản như hàng ngàn, hàng vạn văn bản khác của chính phủ nhưng quyết định này đã để lại một xúc động lớn trong giới doanh nhân việt nam. từ chỗ tựa như “những đứa con bị bỏ rơi”, nay giới doanh nhân việt nam được nhà nước tin cậy và hỗ trợ, được xã hội thừa nhận và tôn vinh. những sự “chia lửa” như vậy không gì có thể mua được, được các dn việt nam ghi nhận như một dấu mốc lịch sử.
nền kinh tế nào cũng vậy, không thể tránh khỏi thời kỳ suy thoái. ngay cả những cường quốc kinh tế như mỹ, nhật, đức, hàn quốc… cũng không tránh khỏi những chu kỳ khốn khó. và lúc ấy, không còn cách nào khác, chính phủ đã ra tay cùng “chia lửa” với dn để cứu vãn nền kinh tế, để duy trì việc làm cho dân chúng, để giữ vững các giá trị an sinh xã hội… họ “chia lửa” qua nhiều cách, có thể cung ứng vốn cho thị trường tài chính để kích thích cung cầu, có thể mua lại cổ phần của các ngân hàng để tránh sự đổ vỡ, có thể hạ lãi suất để hỗ trợ dn, có thể ra các quyết định để dỡ bỏ các rào cản…
dn việt nam hiện nay đang trong tình trạng rất khó khăn. theo một số chuyên gia, khó khăn này còn kéo dài. việc bảo đảm chất lượng hàng hoá và dịch vụ đi đôi với giá thành hợp lý đang là vấn đề sống còn của mỗi dn. việc khuyến khích hỗ trợ các dn vừa và nhỏ phát triển đang là một trong những mục tiêu chiến lược tăng cường hiệu quả đầu tư và năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm quốc gia. quyết tâm “chia lửa” chắc chắn không chỉ nằm ở một phía. hy vọng rằng, với những nỗ lực của cả hai phía, chính phủ và dn, nền kinh tế nước nhà sẽ chịu ít sự ảnh hưởng nhất đối với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay. |