Khi mốc kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội chỉ còn đếm bằng ngày. Đại lộ Thăng Long đã mở ra cả một chân trời mới cho sự phát triển của cửa ngõ phía tây Thủ đô.
Hà Nội “Tây tiến” Dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng – Hòa Lạc được khởi công xây dựng từ 20/3/2005 với tổng mức đầu tư (theo dự toán phê duyệt) 7.527 tỷ đồng với chiều dài toàn tuyến cao tốc là hơn 29km. Đường Láng – Hòa Lạc là tuyến cao tốc trọng điểm nằm trong quy hoạch chung chuỗi đô thị Xuân Mai – Miếu Môn – Hòa Lạc – Sơn Tây. Tuyến đường này là một trục hướng tâm nối liền trung tâm Hà Nội với chuỗi đô thị phía tây cũng như các tuyến giao thông quan trọng như đường vành đai II, III và IV; QL21A (đường Hồ Chí Minh); tỉnh lộ 70, 80, 81… Đây là tuyến cao tốc rộng và lớn nhất Việt Nam hiện nay với 4 phần gồm cao tốc, đường gom, các dải lưu thông giữa đường cao tốc và đường gom cùng dải dự trữ giữa 2 làn cao tốc; chiều rộng nền đường trung bình là 140m. Nói đến con đường Láng – Hoà Lạc, lại nhớ đến cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, người luôn có những ý tưởng táo bạo cho tương lai đất nước. “Cách đây gần 20 năm, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã quyết định đầu tư tuyến đường quan trọng này để nối Thủ đô Hà Nội với Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam, với Khu công nghệ cao Hòa Lạc, và để phát triển các đô thị vệ tinh phía tây Hà Nội… Tiếp theo đó, Thủ tướng phan Văn Khải, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng nhiều thế hệ lãnh đạo Đảng, Chính phủ, các bộ ngành và đặc biệt là chính quyền Thủ đô Hà Nội, tỉnh Hà Tây (cũ) quyết tâm để có con đường này” – ThS.KTS Ngô trung Hải – Viện trưởng Viện Kiến trúc Quy hoạch Đô thị và Nông thôn – Bộ Xây dựng cho hay. Theo ông Hải, trong thời gian tới, cùng với đồ án Quy hoạch chung Hà Nội, sẽ có quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc riêng cho tuyến đường hiện đại nhất Đông Nam Á này để nó phát triển xứng tầm là Đại lộ Thăng Long.
Cần quản lý khai thác xứng tầm Sau khi đi kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường chiều 9/8, trả lời câu hỏi “Động lực nào khiến VINACONEX quyết định đầu tư, triển khai dự án?” của pV XD&pL, ông Nguyễn Văn Tuân – Chủ tịch HĐQT TCty VINACONEX cho rằng, đã là doanh nghiệp, chắc chắn ai cũng nghĩ sẽ xây dựng ít nhất công trình gì đó cho đất nước, cho nhân dân và có một chút lợi ích cho doanh nghiệp. Sau khi Chính phủ cho phép đầu tư, VINACONEX đồng thời triển khai 2 dự án Đường cao tốc Láng – Hòa Lạc và dự án nước Sông Đà và tiếp tới là nghiên cứu đề xuất dự án tàu điện 1 ray… “Chúng tôi làm tuyến đường này trước hết để phục vụ nhân dân chứ không phải vì lợi ích của riêng VINACONEX. Nếu không có các dự án phát triển hạ tầng, cấp nước, thoát nước… làm gì có thể phát triển hàng loạt đô thị mới ven trục đường này. Vấn đề là ở chỗ, các doanh nghiệp khi không trực tiếp đóng góp vào tuyến đường, họ cần đóng góp cho địa phương, cho đất nước sao cho xứng tầm…” ông Tuân nói. Để tuyến đường xứng đáng với tên gọi mới “Đại lộ Thăng Long”, ông trần Ngọc Hùng – Chủ tịch Tổng Hội xây dựng Việt Nam cho rằng: trong suy nghĩ của chúng ta từ trước đến nay, hai bên đại lộ thường có những công trình rất hoành tráng, đẹp đẽ. Ví dụ như những đại lộ lớn của thủ đô paris (pháp), Moscow (Nga), Washington (Mỹ) hay đại lộ lớn đi qua quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh (trung Quốc). trong khi hai bên đường Láng – Hòa Lạc hiện tại có nhiều doanh nghiệp, những xưởng sản xuất bê tông, công nghiệp… nên tôi nghĩ tính chất đại lộ cũng bị ảnh hưởng. “trong quá trình làm, chúng ta cũng phải cân nhắc và tính toán để hai bên đường có cảnh quan phù hợp với đại lộ. Tôi cho rằng từ ngã ba đường Láng, nối liền đường Nguyễn Chí Thanh qua trung tâm Hội nghị Quốc gia, chúng ta có một con đường tương đối đẹp và chất lượng rồi, được tiếp tục bằng một đại lộ lớn, một con đường cao tốc ở giữa có cảnh quan. Sắp tới đây dự kiến còn làm cả đường sắt. Khi đã gắn tên là đại lộ Thăng Long, đòi hỏi các nhà kiến trúc, quy hoạch phải làm cho con đường này phù hợp và mang đậm ý nghĩa 1.000 năm Thăng Long” – ông trần Ngọc Hùng nói. |