Trang chủ » Dân không cho chủ dự án hồ Ba Mẫu vào cắm mốc vì bị đe dọa?

Dân không cho chủ dự án hồ Ba Mẫu vào cắm mốc vì bị đe dọa?

bởi Kien Truc - Kientruc.vn

(VTC News) – Phải mất rất nhiều thời gian, phóng vên VTC News mới đến được tổ 23A, phường Phương Liên (Đống Đa, Hà Nội) – nơi được coi là điểm “nóng” của dự án hồ Ba Mẫu.

Gọi là điểm “nóng” bởi ở tổ dân phố này có một số hộ dân đã kiên quyết “tuyên chiến” với chủ dự án hồ Ba Mẫu, không những vậy họ còn “thách thức” và “đe dọa” tất cả các hộ dân trong tổ không được ký vào giấy đền bù nhà đất. Nếu ký và cho chủ dự án vào cắm mốc sẽ “biết tay họ”.


 


Với mong muốn tìm ra nguyên nhân Dự án cải tạo, xây công viên hồ Ba Mẫu bị dừng đột ngột và “đắp chiếu” suốt 19 năm qua với sự bất lực của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, trong quá trình điều tra, phóng viên VTC News nắm bắt được tổ 23A là một trong những tổ trọng điểm nhất đối với dự án hồ Ba Mẫu. Sau nhiều lần hỏi thăm, chúng tôi đã tìm gặp được bà Nguyễn Thị Liên – Tổ trưởng tổ 23A, phường Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội.


 


“Người chống đối là người lấn chiếm nhiều nhất”


 


Cũng như bao người dân khác ở phường Phương Liên, bà Liên bắt đầu câu chuyện bằng sự dang dở của dự án hồ Ba Mẫu: “Từ khi bắt đầu có dự án này, hồ Ba Mẫu đã có kè và có sự cải tạo, đường xung quanh hồ cũng đã làm nhưng vẫn chưa hoàn thành… Rồi dự án bỗng dưng dừng lại và nằm im cho đến giờ. Chúng tôi cũng chẳng hiểu nguyên nhân gì khiến dự án nham nhở, dân tình khổ sở, nhà cửa không được xây. Ngay như nhà tôi cũng phải mất bao nhiêu năm mới dám xây và khi xây tôi vẫn trừ đất để dự án có làm đến cũng không ảnh hưởng đến nhà”.







Bà Nguyễn Thị Liên, Tổ trưởng 23A, phường Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội. 



Bà Liên cho biết. “Mỗi khi trời mưa là ngập lụt, vì cống thoát nước không có mà chúng tôi đã phải chịu cảnh này rất nhiều năm rồi. Mãi đến năm 2007, dân chúng tôi kêu quá thì quận Đống Đa mới đầu tư xây dựng một cái cống thoát nước để nhân dân trong tổ không phải chịu cảnh ngập lụt nữa. Không những vậy, nước sạch dùng trong sinh hoạt chúng tôi cũng không có dùng mà chủ yếu dùng nước giếng khoan. Dân lại kêu mãi rồi đến tháng 10/2008, chúng tôi mới có nước sạch để dùng. Nước thải thì thừa, nước ăn thì thiếu”.


 









             TIN LIÊN QUAN


> Các cơ quan chức năng bắt tay “đánh thức” dự án hồ Ba Mẫu
> Dự án hồ Ba Mẫu “đắp chiếu” 2 thập kỷ vì không là trọng điểm?

>
Người dân hồ Ba Mẫu và hơn 10 năm “đoạn trường” kiến nghị

> Dự án hồ Ba Mẫu: “Lãnh đạo cao nhất Hà Nội hãy đối thoại với dân”


> Dự án hồ Ba Mẫu có thể hoàn thành trong 3 tháng?


Hồ Ba Mẫu: Đã có phương án nhưng vẫn chậm triển khai?


>  Chính quyền thiếu quyết liệt trong dự án hồ Ba Mẫu?


Cần nhanh chóng làm rõ những vướng mắc ở dự án hồ Ba Mẫu


Cần quy rõ trách nhiệm và giải quyết dứt điểm dự án hồ Ba Mẫu


Bộ trưởng TN&MT “mở đường” cho dự án hồ Ba Mẫu


Dự án hồ Ba Mẫu treo đến 19 năm thì không thể chấp nhận được!


Không thể để hồ Ba Mẫu nhếch nhác giữa Thủ đô


Dự án hồ Ba Mẫu chậm 19 năm, chủ đầu tư nói gì?


Dự án hồ Ba Mẫu chậm 19 năm do… dân?


Thư ngỏ gửi Chủ tịch UBND TP Hà Nội về dự án hồ Ba Mẫu


Bài 5: Thanh tra Nhà nước trả lời khiếu tố của dân về Dự án


 


Trả lời câu hỏi của PV Báo điện tử VTC News: Có hay không một số hộ dân trong tổ 23A không đồng thuận với quyết định thu hồi đất của TP Hà Nội, bà Liên khẳng định. “Việc một số hộ dân không đồng thuận với quyết định thu hồi đất của TP là có thật và những hộ dân đó nằm ngay trên địa bàn tổ chúng tôi. Phần lớn họ là những người lấn chiếm đất của dự án”.


 


Bà Liên cho rằng: “Cũng tại chủ dự án cả thôi! Đang làm tự nhiên bỏ đi để rồi mọi thứ dang dở, tạo điều kiện cho một số hộ dân lấn chiếm đất đai của dự án. Cho nên bây giờ, nếu chủ dự án hồ Ba Mẫu có vào triển khai tiếp thì chắc chắn lại phải mất một số tiền không nhỏ vào việc đền bù. Những thành phần tích cực chống đối nhất chính là những thành phần lấn chiếm đất nhiều nhất. Họ mạnh lắm, họ mạnh vì họ… cùn”.

Bà Liên dẫn chứng: “Năm 2001, trước khi chủ dự án vào triển khai cắm mốc một ngày, chúng tôi đã thấy những người lạ mặt vào nhà đe dọa, nếu mà đống ý cho chủ dự án vào cắm mộc vạch sơn dự án hồ Ba Mẫu thì con đi làm, cháu đi học sẽ gặp nguy hiểm. Thế là những người già như chúng tôi run lẩy bẩy vì lo đến tính mạng của con cái mình. Khi chủ dự án đến chúng tôi sợ bị trả thù bởi những kẻ lạ mặt nên không cho chủ dự án vào cắm mốc vạch sơn”.


 


Bà Liên kể tiếp: “Một số hộ dân lấn chiếm đất trái phép còn đe doạ cả chủ dự án, khi họ vào tiến hành đo vạch sơn thì bị đuổi như đuổi “tà”. Không hiểu những người lấn chiếm đất của dự án lấy đâu nhiều quyết định liên quan đến việc đầu từ dự án thế. Nhiều lắm! Đến chủ dự án chưa chắc đã có đầy đủ giấy tờ bằng.

Bên cạnh đó, chủ dự án cũng không đủ lý lẽ để cãi với họ. Không những vậy, số hộ dân này còn kéo lên cả cấp trên để phản đối việc đầu tư sai mục đích của dự án hồ Ba Mẫu, rồi việc đền bù chưa thoả đáng khiến cho việc khiếu kiện kéo dài nhiều năm. Cũng có nhiều đoàn thanh tra về làm việc nhưng cuối cùng sự việc thế nào chúng tôi cũng không được biết.


 


Số hộ dân trên còn yêu cầu các hộ dân trong tổ 23A là “các ông, các bà có đầy đủ giấy tờ nhà rồi thì không sao, nhưng chúng tôi không có nên khi nào chúng tôi ký vào giấy đền bù thì mọi người mới được ký”.


  


Nhiều gia đình trong tổ 23A sống khổ lắm, nhà thì chật có muốn cơi thêm cũng không được phép khi dự án chưa hoàn thành. Ba, bốn thế hệ sống chung cùng một nhà, mà nhà thì chỉ có hơn 10m2. Chính vì vậy họ mong muốn dự án sớm hoàn thành để họ còn xây lại nhà cửa”.







Đường ven hồ Ba Mẫu – nắng thì bụi mù trời, mưa thì lầy lội. 


 


Dự án hồ Ba Mẫu biến tổ dân phố thành… cái chợ


 


Khi được hỏi về việc chủ dự án xin ý kiến của UBND TP Hà Nội mượn tạm 100 căn hộ để cho những người dân bị giải tỏa mặt bằng mất nhà ở tạm và phân lô cho những hộ bị mất hết đất mỗi lô từ 40m2 đến 70m2 thì bà Nguyễn Thị Liên đã khẳng định: “Thông tin mượn tạm 100 căn hộ cho người dân ở tạm là không đúng và nếu có thì nó chưa được phổ biến tới chúng tôi. Còn phân lô từ 40 đến 70m2 chia cho những hộ dân bị mất đất là không đúng sự thật. Chỉ có 60m2 thôi làm gì có 70m2. Chủ dự án nói rằng, lô to nhất chỉ có 60m2 và đó phải là những nhà mất hết đất và đông người. Nhà nào mất ít thì chỉ được 40m2, nhà nào bị cắt xén thì di chuyển tới chung cư, còn chung cư ở đâu thì chúng tôi không được biết.


Tôi đại diện cho nhân dân tổ 23A đi họp với chủ dự án hồ Ba Mẫu rất nhiều lần. Lần nào tôi cũng yêu cầu phải giải quyết đất tái định cư trước đã. Dân tình chúng tôi rất là mong dự án sớm triển khai, vì nếu  dự án mà không triển khai tiếp thì ở tổ chúng tôi sẽ có nhiều bất cập xảy ra như: không quản lý được nhân hộ khẩu, tình hình an ninh trật tự không được đảm bảo, người dân tứ xứ đến thuê trọ không có ai quản lý, không khai báo tạm trú tạm vắng khiến cho tổ dân phố chúng tôi như một cái chợ.



Cuối cùng, thay mặt nhân dân tổ 23A đề nghị các cấp, các ngành sớm quan tâm đến dự án hồ Ba Mẫu. Chúng tôi mong dự án sớm được hoàn thành để cuộc sống của người dân bớt khổ”.


 


Nhóm PV Xã hội

Banner

Có thể bạn cũng thích

Về KIẾN TRÚC.VN

Kientruc.vn là trang thông tin dành riêng cho những ai đam mê kiến trúc và xây dựng, nơi hội tụ của những ý tưởng sáng tạo, giải pháp đột phá, và niềm đam mê cháy bỏng với nghề. Hơn cả một nền tảng trực tuyến, chúng tôi mong muốn trở thành người bạn đồng hành, kết nối kiến trúc sư, kỹ sư, chủ đầu tư, giữ lửa đam mê và chung tay tạo nên những công trình đẹp làm rạng danh Việt Nam.

©2006-2025. All Right Reserved. Designed and Developed by kientruc.vn.