Đất nông nghiệp được hỗ trợ thêm 40% giá đất ở: Dân mừng, địa phương vui

 

đất nông nghiệp được hỗ trợ thêm 40% giá đất ở: dân mừng, địa phương vui
người dân có đất nông nghiệp bị thu hồi được hưởng lợi hơn nhờ quyết định mới. ảnh: huy anh
như chúng tôi đã thông tin, từ ngày 10-12-2008, đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư (kdc); đất vườn, ao liền kề với đất trong kdc (gọi chung là đất nông nghiệp xen kẽ) được tính bồi thường theo giá đất nông nghiệp cùng loại và được hỗ trợ thêm bằng tiền với mức bằng 40% giá đất ở. trao đổi với chúng tôi, nhiều lãnh đạo quận – huyện và người dân đều cho rằng, đây là tín hiệu vui trong công tác đền bù giải tỏa.

* ông lê minh huệ, phó chủ tịch ubnd huyện bình chánh: cần giải thích cụ thể hơn nữa

theo quy định, diện tích đất để tính hỗ trợ theo quyết định này là toàn bộ diện tích đất nông nghiệp không có nhà ở; đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc phạm vi các khu vực: địa giới hành chính phường; kdc thuộc thị trấn, kdc nông thôn đã được xác định ranh giới theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; trường hợp kdc thuộc thị trấn, kdc nông thôn chưa có quy hoạch được xét duyệt thì xác định theo ranh giới của thửa đất có nhà ở ngoài cùng của kdc.

tuy nhiên, việc xác định ranh giới này sẽ rất khó, đối với địa bàn huyện như chúng tôi. hiện nay, trên địa bàn huyện có nhiều khu vực đất trống (không thuộc thị trấn, chưa có quy hoạch chi tiết) cách xa kdc 300 – 400m thì có được áp dụng theo quyết định này hay không? khoảng cách xác định theo ranh giới của thửa đất có nhà ở ngoài cùng của kdc cụ thể bao nhiêu mới được tính là đất nông nghiệp xen kẽ? như vậy, nếu có áp dụng chúng tôi cũng phải làm việc và trao đổi với sở tài nguyên – môi trường mới thực hiện được.

việc quy định tăng phần hỗ trợ thêm bằng tiền từ không quá 40% lên bằng 40% mặc dù không tăng so với trước kia bao nhiêu nhưng đó cũng sẽ được người dân đồng tình và quan trọng là có một con số cụ thể để tính mức bồi thường so với giá đất ở. mặc dù huyện bình chánh không có các dự án được phê duyệt theo qđ 17 nhưng với quy định “hồi tố”, tức là đối với các dự án người dân có số tiền bồi thường, hỗ trợ nhỏ hơn so với quy định này thì được xem xét tính hỗ trợ theo quyết định này cũng sẽ giúp người dân được hưởng lợi.

* ông huỳnh văn chính, phó chủ tịch ubnd quận bình tân: sẽ giảm bớt khiếu nại

được biết, theo con số sơ bộ từ các ban bồi thường giải phóng mặt bằng các quận – huyện thì có khoảng 12 dự án đang thực hiện theo qđ 17 của ubnd tp. cụ thể, quận 2, quận 12, huyện củ chi có 1 dự án; quận bình thạnh, gò vấp, huyện nhà bè có 2 dự án và quận thủ đức 3 dự án.

trước nay, vấn đề giá bồi thường hỗ trợ có sự chênh lệch lớn giữa các dự án công trình công cộng (trường học, bệnh viện, đường sá, công viên…) và dự án thương mại khiến người dân so sánh, chính quyền khó khăn trong vận động giải tỏa. với dự án thương mại thì người dân được quyền thỏa thuận giá đền bù với chủ đầu tư.

trong khi dự án công trình công cộng phục vụ dân sinh thì áp giá nhà nước mà giá nhà nước thường thấp hơn giá thị trường. hơn nữa, việc xác định đất nông nghiệp nào là đất xen kẽ trong khu dân cư, đất nào đất thuần nông nghiệp vẫn còn nhiều bất hợp lý.

nay theo chính sách mới mà thành ủy, ubndtp đã ban hành thì đất nông nghiệp ở các phường được xác định là đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư. điều này giải quyết được bất hợp lý, nhiều khu đất sát thị trấn, khu dân cư nhưng không có nhà ở vẫn bị xác định là đất nông nghiệp thuần với giá hỗ trợ bằng với đất vùng sâu, vùng xa.

về mức hỗ trợ đất nông nghiệp trong khu dân cư, trước đây nhiều nơi chỉ áp bằng 20% giá đất nên rất thấp so với giá thị trường, nay mức này được tăng gấp đôi (40%) chắc chắn sẽ được người dân đồng tình ủng hộ. mà người dân đồng tình thì sẽ đẩy nhanh quá trình giải tỏa đối với các dự án công – vốn lâu nay có nhiều khiếu nại tranh chấp về giá – và sẽ giảm bớt khiếu nại trong dân.

* ông nguyễn đức hiếu, người dân ở đường 85 p.tân quy, q.7: mong rút ngắn sự chênh lệch về giá giữa các dự án

tôi có gần 1 ha đất ở phường tân phong, quận 7 nằm trong dự án xây dựng trường đại học sài gòn. mới đây, quận 7 có quyết định thu hồi đất với mức đền bù chỉ 200.000 đồng/m². thật tình, chúng tôi chẳng muốn khiếu nại làm gì, nhưng mức giá đó quá thấp so với giá thị trường (trong khi giá thị trường đến 4 triệu đồng/m²), gây thiệt thòi cho chúng tôi. vì vậy, hơn 30 người dân ở khu này không đồng tình với mức giá đó.

nay nghe tin, chính quyền xác định đất ở phường là đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân dân với mức hỗ trợ lên đến 40%, chúng tôi mừng như mở cờ trong bụng. chúng tôi rất mong chính sách mới sớm thực thi. dù giá hỗ trợ đó vẫn còn khoảng cách rất xa so với giá thị trường nhưng dù sao nó cũng giảm bớt bất hợp lý cho dân và rút ngắn khoảng cách về giá giữa các dự án.

* bà lê thị ngọc dung, khu phố ii, p.bình chiểu quận thủ đức: giúp bà con ổn định cuộc sống hơn

tôi là một trong những hộ dân thuộc dự án công trình công ích tại đây, đa số đất người dân đều là đất nông nghiệp, với giá đền bù khoảng 65.000 đồng/m² thì làm sao có khả năng mua được đất và xây nhà. được biết, quyết định mới của tp tăng mức hỗ trợ lên bằng 40% đất ở thì bà con chúng tôi cũng đỡ phần nào. hiện trên địa bàn quận thủ đức đang có nhiều dự án sắp triển khai, tại đây đa số là đất nông nghiệp, nếu được xác định là đất xen kẽ liền kề thì phần hỗ trợ 40% so với đất ở liền kề sẽ giúp cho nhiều người có đủ số tiền để lo nơi ở mới, ổn định cuộc sống. trước đây, vì được đền bù theo giá đất nông nghiệp thuần, số tiền nhiều hộ nhận được quá ít ỏi, không thể mua đất ở nơi khác để xây nhà nên đành phải quay lại khu đất cũ để “cắm dùi” sống tạm.

đền bù, giải tỏa, thu hồi đất nông nghiệp
vai trò của hội nông dân chưa được chú trọng

ngày 2-12, hội thảo “vai trò hội nông dân tham gia chính sách về đời sống và việc làm đối với nông dân bị thu hồi đất để phát triển khu công nghiệp và đô thị” đã được tổ chức tại tphcm. số liệu của hội nông dân tphcm cho thấy, cứ 100 hộ nông dân có đất bị thu hồi, giải tỏa thì chỉ 25 hộ có cuộc sống khá hơn, 35 hộ trung bình, nhưng có đến 45 hộ sống không bằng nơi cũ.

tổng hợp các ý kiến, hội nông dân vn nêu ra những vấn đề bức xúc của bà con vùng đền bù giải tỏa là: giá đền bù đất và sản phẩm trên đất quá thấp; cuộc sống tại nơi tái định cư chưa ổn định, hạ tầng chưa đồng bộ; giảm thu nhập; nhiều dự án treo ảnh hưởng đến cuộc sống bà con; ô nhiễm môi trường và tệ nạn xã hội; chưa quan tâm đến việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương với nông dân. hầu hết các nơi chưa chú trọng đến vai trò tham mưu của hội nông dân trong việc đền bù, giải tỏa.

đ.c.p.

theo hạnh nhung – hàn ni / sài gòn giải phóng 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *