Gói thầu số 2 (xây cầu và đường dẫn phía nam) được mời thầu tới hai lần vẫn không có nhà thầu tham gia vì sợ chậm tiến độ do thiếu mặt bằng.
Chỉ có phần thi công cầu chính cầu Nhật Tân giữa sông Hồng là không vướng mặt bằng – Ảnh: T.Hảo |
>> Dự án cầu Nhật Tân đội vốn hơn 6.000 tỉ đồng
>> Khởi công cầu Nhật Tân, cầu dây văng lớn nhất Việt Nam
phải hoàn thành giải phóng mặt bằng trong tháng 6 Sau nhiều lần đặt ra mốc GpMB dự án cầu Nhật Tân, trong cuộc họp mới đây với UBND quận Tây Hồ và các cơ quan liên quan, phó chủ tịch UBND Tp Hà Nội Nguyễn Văn Khôi yêu cầu công tác GpMB cầu Nhật Tân phải hoàn thành trong tháng 6-2010. Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan của bộ và Tp Hà Nội phối hợp chặt chẽ, đẩy nhanh tiến độ GpMB, thi công bảo đảm chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật công trình cầu Nhật Tân. |
Theo báo cáo của Ban quản lý dự án 85 (pMU 85, Bộ GTVT), trong ba gói thầu của dự án, gói số 3 do Tokyu (Nhật Bản) làm nhà thầu chính được khởi công tháng 3-2009. Tuy nhiên, do vướng hệ thống điện cao thế 110kV, việc thi công cọc khoan nhồi của gói thầu này đang phải tạm dừng (mới khoan được 84/152 cọc).
Mặt khác, dù các nhà thầu muốn đẩy nhanh tiến độ thi công nhưng mới chỉ có chưa đầy một nửa trong hơn 80,4ha mặt bằng được bàn giao. Hiện còn hơn 64ha từ nút giao Vĩnh Ngọc đến điểm cuối dự án (xã Nam Hồng, Đông Anh) vẫn chưa hoàn thành GpMB.
Tại bãi giữa sông Hồng, liên danh Tập đoàn IHI và Công ty xây dựng Sumitomo Mitsui (Nhật Bản) đang xây dựng cầu cảng, tập kết vật liệu, thiết bị chuẩn bị thi công trụ 14, 15 của cầu chính (gói thầu 1). Thế nhưng, hiện nhà thầu chỉ tập trung thi công được ở phần bãi bồi giữa sông và phần mặt nước. phần bãi sông phía bắc tuy đã bàn giao cho nhà thầu 7ha đất nhưng lại không thể bố trí máy móc, thiết bị thi công vì… không có mặt bằng để làm đường vào.
Ông Đặng Vũ Nhật Thăng, giám đốc Ban quản lý dự án hạ tầng Tả Ngạn (đơn vị thực hiện nhiệm vụ GpMB), cho biết đang tiến hành bồi thường cho 97 hộ thuộc thôn Ngọc Giang, xã Vĩnh Ngọc có đất canh tác tại khu vực. trong thời gian tới, nếu các hộ không hợp tác sẽ tổ chức cưỡng chế. Công tác kiểm đếm đo đạc tại ba xã Vĩnh Ngọc, Tiên Dương, Vân Nội (gói thầu 3) đã hoàn thành, dự kiến UBND huyện Đông Anh sẽ phê duyệt phương án và bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công trong quý 2-2010.
Tuy nhiên, vướng mắc lớn nhất của dự án cầu Nhật Tân hiện đang nằm ở gói thầu số 2 (xây dựng đường và cầu dẫn phía nam) thuộc địa phận quận Tây Hồ. Tổng diện tích đất của gói thầu này là 21,21ha của 689 hộ và bốn cơ quan đơn vị. Đến nay, pMU 85 mới được bàn giao 5,47ha đất nông nghiệp. Hiện vẫn còn 13ha chưa hoàn thành GpMB. trong số 330 hộ có diện tích đất thổ cư, nhiều hộ không chịu nhận tiền và bàn giao mặt bằng, đang đòi nâng giá đền bù theo sát giá thị trường.
Dự án cầu Nhật Tân sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản theo hình thức vốn vay đặc biệt (STEp) nên theo quy định của điều kiện vay vốn, nhà thầu xây chính trong gói thầu xây lắp phải là nhà thầu Nhật Bản. Do quan ngại về mặt bằng, từ tháng 9-2008 đến tháng 10-2009, pMU 85 hai lần mời thầu gói thầu số 2 nhưng các nhà thầu Nhật Bản đều có thư thông báo không tham gia.
Theo kế hoạch, tháng 10-2012 phần cầu chính cầu Nhật Tân sẽ hoàn thành. Tuy nhiên, do hai gói thầu đường và cầu dẫn hai đầu cầu đang gặp vướng mắc về mặt bằng, đặc biệt gói phía nam chưa khởi công được, nhiều khả năng cầu Nhật Tân xây xong sẽ phải chờ đường dẫn mới có thể thông cầu. Tình trạng xong cầu mà chưa xong đường dẫn như dự án cầu Thanh trì (khánh thành cầu tháng 2-2007 nhưng đến nay chưa xong đường dẫn phía nam) đang có nguy cơ lặp lại ở dự án cầu Nhật Tân.