Trang chủ » Giao thông Hà Nội: Còn tách, còn… tắc

Giao thông Hà Nội: Còn tách, còn… tắc

bởi Kien Truc - Kientruc.vn
0 comments

Để giải quyết ùn tắc, 2 năm qua Hà Nội đã thực hiện thí điểm tách làn đường theo loại phương tiện trên nhiều tuyến phố và sẽ tiếp tục nhân rộng. Nhưng đến thời điểm hiện tại, giải pháp này không những không phát huy hiệu quả mà tình trạng ùn tắc ngày càng thêm hỗn loạn.


Càng tách càng rối loạn.

Ùn tắc ngày càng nghiêm trọng

Từ năm 2007, Tp đã thí điểm tách làn phương tiện trên 3 tuyến phố Thái Hà – Chùa Bộc, trần Khát Chân – Đại Cồ Việt, Kim Mã – Cầu Giấy với mục đích tổ chức thành các tuyến đường “kiểu mẫu về an toàn giao thông” (ATGT), từng bước nhân rộng kiểu mẫu này trên địa bàn thủ đô. Đây là những tuyến phố được xem là có nhiều điểm giao cắt gây ùn tắc, nhiều điểm trông giữ xe sát tuyến, mật độ cơ quan, dân cư dọc tuyến lớn…

Sau đó, khoảng chục tuyến đường trọng điểm khác cũng được thử phân làn, tổ chức lại giao thông gồm: Bắc Thăng Long – Nội Bài – phạm Văn Đồng – phạm Hùng; trần Duy Hưng – Nguyễn Chí Thanh – Liễu Giai (đến Đội Cấn); Kim Mã (đoạn Voi phục – bến xe Kim Mã); Giải phóng – Lê Duẩn (đoạn pháp Vân – Cửa Nam); phố Huế – Hàng Bài – xung quanh Bờ Hồ – Bà triệu; trần phú (Hà Đông) – Nguyễn trãi – Tây Sơn (đoạn từ cầu Hà Đông đến ngã tư Chùa Bộc – Thái Hà)… Đây cũng là một trong những giải pháp được thành phố xác định sẽ góp phần làm giảm nguy cơ gây TNGT.

Song trên thực tế, Sở GTVT Hà Nội đã phải thừa nhận đến thời điểm này, hiệu quả tách làn đường không như ý muốn. Sau thời gian đầu quy củ, hiện nay không chỉ vào giờ tan tầm, trên những tuyến đường tách làn xe này, các phương tiện lưu thông tại các nút “cổ chai” lại rơi vào tình trạng như cũ.

Đáng chú ý nhất là tuyến trần Khát Chân – Đại Cồ Việt được thử nghiệm tách làn trên cơ sở hạ tầng giao thông hiện đại nhất, đồng bộ nhất trong số các tuyến đường, nhưng hiện nay, tuyến đường này xảy ra tình trạng phương tiện lưu thông trộn dòng thường xuyên nhất, kéo dài từ sáng đến tối, trong đó phổ biến là tình trạng phương tiện dừng, đỗ sai quy định khi có tín hiệu đèn đỏ hoặc trước cổng các Cty, cơ quan, xí nghiệp; tình trạng mạnh ai nấy chạy, cướp đường để chạy.

Tiếp tục phân làn: Làm sao cho hiệu quả?

Sắp tới, Hà Nội lại tiếp tục tiến hành phân làn trên 16 tuyến đường. Vậy làm thế nào để hiệu quả? Ông Khuất Việt Hùng – phó viện trưởng Viện Quy hoạch và quản lý giao thông vận tải cho rằng, việc phân làn giao thông với điều kiện hạ tầng giao thông tại nhiều tuyến phố như hiện nay sẽ khó thành công. Điển hình nhất là tuyến đường từng được thí điểm trần Khát Chân – Đại Cồ Việt. Dễ nhận thấy nhất là nhà chờ xe buýt thường nằm trong cùng thuộc làn đường xe máy, xe thô sơ nên khi đón trả khách, xe buýt thường “vi phạm” nguyên tắc phân làn đầu tiên và khiến dự án này thất bại.

trên phương diện lý thuyết, phân làn giao thông là biện pháp quan trọng nhằm tách các phương tiện để tăng hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên với hạ tầng đường đô thị của Hà Nội đa phần là hẹp, lượng xe máy lưu thông lớn và với ý thức chấp hành giao thông của người dân thì việc phân làn xe khó mang lại hiệu quả. Hiện nay tuyến đường đủ điều kiện phân làn giao thông tại Hà Nội chỉ có đường phạm Hùng. Muốn thực hiện thành công, trên tuyến đường phân làn phải có thường trực lực lượng chức năng để xử phạt vi phạm.

Bên cạnh giải pháp phân làn giao thông, việc chặn “ngã tư thành ngã ba” tại một số điểm đã triển khai chỉ có tác dụng trong thời gian nhất định. Với lưu lượng xe gia tăng như hiện nay, việc chặn ngã tư sẽ gây ùn tắc tại các đường vòng cua. Do đó, không phải cứ chỗ nào có ngã tư cũng bịt thành ngã ba. trong tương lai, khi kinh tế phát triển giao thông hỗn hợp sẽ khác đi, sẽ có các giải pháp giao thông công cộng thay thế, khi đó các ngã ba sẽ trở về đúng kiến trúc ban đầu là ngã tư.

trong khi chờ hạ tầng giao thông được nâng cấp mở rộng, giải pháp trước mắt được các chuyên gia trong ngành giao thông đưa ra nhằm giảm ùn tắc đó là nâng mức xử phạt vi phạm giao thông và thu phí đối với ôtô khi đi vào phố trung tâm Tp.

Những nghiên cứu của Viện Quy hoạch và quản lý GTVT cho thấy, số lượng ôtô dù chỉ bằng khoảng 1/10 lượng xe gắn máy nhưng chiếm tới gần 55% tổng diện tích giao thông động và trên 60% tổng diện tích đậu xe của Tp. Do vậy, đây là đối tượng tiềm ẩn gây ùn tắc giao thông trong nội thành và các ngành chức năng cần sớm có giải pháp hạn chế phương tiện này.Ông Nguyễn phước Lộc – Giám đốc Cty Địa ốc Việt Nam cho rằng nếu những quy định cho Việt kiều được cởi mở ông tin chắc rằng thị trường BĐS tại Tp.HCM và Hà Nội sẽ có thêm một nguồn tiền rất lớn, kích thích thị trường tăng trưởng trở lại sau một thời gian dài “đóng băng”. Khả năng tài chính của bà con kiều bào rất dồi dào, đây sẽ là một kênh vốn quan trọng đổ vào BĐS Việt Nam.

Có thể bạn cũng thích

Về chúng tôi

Kientruc.vn là trang thông tin dành riêng cho những ai đam mê kiến trúc và xây dựng, nơi hội tụ của những ý tưởng sáng tạo, giải pháp đột phá, và niềm đam mê cháy bỏng với nghề. Hơn cả một nền tảng trực tuyến, chúng tôi mong muốn trở thành người bạn đồng hành, kết nối kiến trúc sư, kỹ sư, chủ đầu tư, giữ lửa đam mê và chung tay tạo nên những công trình đẹp làm rạng danh Việt Nam.

@2024 – All Right Reserved kientruc.vn.