thực hiện ý kiến chỉ đạo của thủ tướng chính phủ, sáng 5/11, thành phố hà nội tiếp tục triển khai nhiều biện pháp quan trọng và xây dựng kế hoạch phòng, chống úng ngập, chủ động ứng phó với diễn biến mưa lũ có thể tiếp tục xảy ra.
trước diễn biến bất thường của thời tiết, thành phố hà nội đã xây dựng phương án tiêu úng cho khu vực nội thành và các điểm dân cư bị úng ngập vùng ngoại thành. theo đó, bảo đảm nguồn điện, vận hành tất cả các trạm bơm tiêu bơm nước ra sông hồng, sông đáy (trạm bơm yên sở công suất 45m3/s; trạm bơm đông mỹ 24 máy 1000 m3/h, trạm bơm song phương-hoài đức 27 máy 1800 m3/h; trạm bơm cao xuân dương, phương trung-thanh oai 20 máy 1000 m3/h; trạm bơm ngọ xá 10 máy 4000m3/h, trạm bơm vân đình 28 máy 8000 m3/h, trạm bơm ngoại độ 15 máy 8000 m3/h, trạm bơm khai thái 2 máy 25.000 m3/h (ứng hòa); đề nghị bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn tiếp tục cho vận hành trạm bơm yên lệnh của tỉnh hà nam với quy mô 3 máy 25.000 m3/h; lắp đặt trạm bơm dã chiến tại đông mỹ thêm 7 máy 1000 m3/h.
để bảo đảm tiêu thoát nhanh cho khu vực nội thành, thành phố chỉ đạo không vận hành tất cả các trạm bơm ra sông nhuệ, hoành triệt các cống tiêu vào trục chính sông nhuệ, vận hành các trạm bơm cục bộ trong nội thành; ưu tiên tiêu thoát nước cho các tuyến phố còn úng ngập; đắp đập không để nước sông nhuệ tràn vào sông tô lịch tại vị trí đập thanh liệt. khi mực nước sông nhuệ thấp hơn sông tô lịch, cho mở đập thanh liệt để tiêu tự chảy ra sông nhuệ; đóng cửa cống điều tiết liên mạc để ngăn nước từ sông hồng rò rỉ qua cống liên mạc vào trục chính sông nhuệ. cùng với đó, tập trung mọi nguồn lực để bảo đảm an toàn hệ thống đê điều và công trình thủy lợi theo phương châm “4 tại chỗ”: tổ chức các tổ công tác kiểm tra các tuyến đê sông hồng, sông đáy, sông nhuệ, sông tích, sông bùi, sông mỹ hà, thanh hà; các hồ chứa nước trên địa bàn thành phố, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố phát sinh, đặc biệt quan tâm đến các tuyến đê vừa qua đã bị tràn, các vị trí đã xảy ra sạt trượt, sự cố sau đợt mưa úng vừa qua như tuyến đê tả bùi (chương mỹ), đê bao cần kiệm (thạch thất), đê sông mỹ hà, đê vùng hương sơn (mỹ đức), kè liên trì (đan phượng), tràn hồ miễu (chương mỹ), hồ đồng mô (sơn tây), kênh tuới hồ đồng đò (sóc sơn).
đối với những sự cố về đê điều, công trình thủy lợi đã xảy ra trong đợt mưa úng vừa qua ở những vị trí xung yếu đã được xử lý cần tiếp tục hoàn thiện gia cố bảo đảm an toàn, đẩy nhanh tiến độ thi công hộ chân kè liên trì (đan phượng). tràn hồ đồng mô thực hiện giữ nước hồ ở cốt +19 và xử lý sự cố xói lở thân tràn để bảo đảm an toàn khi nước hồ lên cao. tràn hồ miễu phải tổ chức thường trực 24/24, không để người qua lại khu vực, gia cố đập lái dòng để giảm xói lở khi tràn vận hành.
đối với các hộ dân đã được di dời khỏi vùng ngập lụt, ubnd thành phố yêu cầu các quận, huyện đặc biệt quan tâm bảo đảm chỗ ăn, ở, sinh hoạt của nhân dân, tổ chức cứu trợ cho các hộ nghèo, phát động nhân dân, tổ chức xã hội giúp đỡ trên tinh thần tương thân tương ái, không để gia đình nào bị đói, rét, học sinh không được đến trường. đối với vùng sạt lở nguy hiểm và ngập lụt phải di dời dân, ubnd thành phố chỉ đạo ubnd các quận, huyện thông báo cho nhân dân các thông tin cần thiết chủ động di dời, quản lý tài sản, tránh để xảy ra các rủi ro đáng tiếc về người. tổ chức lực lượng, chuẩn bị địa bàn, phương tiện hỗ trợ nhân dân di dời đến các nơi an toàn, chuẩn bị lương thực, thuốc men , vật dụng cần thiết hỗ trợ đảm bảo đời sống các hộ dân phải di dời.
bên cạnh đó, các ngành chức năng tiếp tục phân luồng giao thông với các khu vực còn bị úng ngập sâu trong nội thành như khu vực đường 430 vạn phúc (hà đông), khu vực ba la (đường 21b), đường 70 (đoạn qua viện 103), đường láng-hòa lạc. các địa phương cần chuẩn bị các điều kiện để phục hồi sản xuất, bảo đảm vệ sinh môi trường sau khi nước rút…/.
|