dự án mở rộng kcn hòa khánh trên địa bàn p.hòa hiệp nam, q.liên chiểu, tp đà nẵng đã khởi động hơn 2 năm. công tác kiểm định và giải tỏa, đưa dân vào khu tái định cư hiện đang dang dở. trong chừng đó thời gian chờ đợi, gần 100 hộ dân ở hai tổ dân phố 1, 2 khu thạch sơn phải bó tay với mọi sự thay đổi hiện trạng. đặc biệt là không được cấp nước sạch để sinh hoạt. vài tháng trở lại đây, nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm vì chất thải kcn, người dân phải mua nước lọc về dùng.
xài sang mà xót
bây giờ về thạch sơn vào bất cứ nhà nào cũng có thể thấy những thùng nước lọc loại 20 lít vừa dùng vừa trữ. cụ thành ở tổ 1 thạch sơn dẫn chúng tôi ra sau nhà, vừa múc từng gàu nước lợn cợn cặn đen đổ vào thau vừa cho biết, ba bốn tháng gần đây giếng nước gia đình ông bị lẫn tạp chất đen ngòm và bốc mùi hôi thối, không thể dùng vào bất cứ việc gì được nữa. ông nói: “khu vực này bị chờ giải tỏa nên người ta không cho bắt nước thủy cục, cả xóm xưa nay dùng nước giếng đào và giếng khoan, giờ khoan hay đào chi cũng ô nhiễm hết”.
cạnh nhà ông thành là nhà chị loan đang dùng nước giếng khoan, nước bơm lên cũng vàng khè vì nhiễm phèn nặng, phải qua mấy lớp cát, đá và than lọc mới dùng được, mà vẫn nhờ nhợ tanh tanh. vốc cho chúng tôi xem một vốc cát vàng xỉn bốc mùi gỉ sét, chị nói: “trước đây vài tháng mới phải thay bể lọc một lần, bây giờ chỉ đôi ba tuần là cát than gì cũng vàng chệt cứng ngắt lại như xi măng…”
anh tài xế của cơ sở nước tinh khiết lộc quyên (đang dừng xe bỏ nước ở tổ 2 thạch sơn) kể, cứ cách một ngày anh lại chở vào khu này 60 – 70 bình nước, “đó là chưa kể các cơ sở khác cũng có khách hàng trong này nữa”.
cái giếng nhà ông tổ trưởng tổ dân phố 2 cũng múc lên một thứ nước vàng. bà phạm thị hỷ vừa múc nước về rửa chén vừa giải thích: “rửa nước này xong phải lấy nước tinh khiết tráng lại. tất cả nấu nướng chi đều dùng nước bình. tui ở một mình mà mỗi tháng phải xài hết mười mấy bình 20 lít, tốn mất mấy trăm nghìn bạc”…
nỗi lo không ai chia sẻ
theo ông bùi văn quốc – chủ tịch ubnd p.hòa hiệp nam, trong số dân ở khu thạch sơn, có 37 hộ đã được đền bù nhưng bên dự án chưa bố trí được đất tái định cư nên họ phải chờ, hơn 60 hộ còn lại chưa thỏa thuận được để di dời.
tuy nhiên, theo người dân thạch sơn, họ đã rất khốn khổ vì phải sống trong cảnh thiếu nước trầm trọng, chỉ chờ bqlda bố trí nơi ở mới để di dời, nhưng “hai ba năm nay rồi, họ chỉ tới quay phim kiểm định, chưa nghe nói đến chuyện đền bù gì cả, nói chi đến chuyện có đất tái định cư mà di dời” – như lời ông cụ thành nói.
để giải quyết nước sạch cho bà con khu này, chính quyền địa phương đã từng mời bên cấp nước đến nắm tình hình ô nhiễm, yêu cầu đưa nước thủy cục về, nhưng “nhà máy nước không thể giải quyết cho khu vực đang giải tỏa”, vì theo ông quốc: “chuyện này phải có chỉ đạo từ tp mới làm được. hiện nay việc giải tỏa di dời còn chưa xong, chúng tôi biết tình hình bà con khó khăn như vậy mà không thể làm gì hơn được”.
ông quốc còn cho biết, phường đã nhiều lần kiến nghị lên cấp trên về việc kcn hòa khánh làm ô nhiễm nguồn nước. toàn p.hòa hiệp nam có 95ha đất nông nghiệp và 75ha của vùng nuôi tôm bị ô nhiễm từ nước thải kcn. người dân khu vực này làm nông nghiệp bị thất bát vì môi trường, bây giờ đến nước sinh hoạt cũng ô nhiễm, phải bỏ tiền mua theo giá nước uống, vừa “xài sang” vừa nhong nhóng lo chuyện di dời vào tái định cư với bao nhiêu nỗi lo nghề nghiệp, nợ nần… quả thật điều đó vượt quá tầm của chính quyền cơ sở. |
“Khát” giữa đô thị
3
Bài trước