tại cuộc họp bàn giải pháp đối phó với mưa lũ sáng 2/11, tại hà nội, ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương yêu cầu các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng của mưa lũ cần cử ngay các đoàn công tác xuống từng địa phương giúp người dân khắc phục hậu quả. sớm di dời người dân khỏi các vùng nguy hiểm, cấp phát lương thực, thuốc men, không để người dân bị đói. đặc biệt, hà nội, hà nam phải ngừng ngay việc bơm tiêu nước vào sông nhuệ, sông duy tiên và vận hành các trạm bơm vân đình, khai thái, yên lệnh để tiêu thoát lũ ra sông hồng, sông đáy và giảm áp lực lũ lên đê sông nhuệ. theo thống kê sơ bộ, tính đến 5 giờ sáng 2/11, mưa lũ đã làm 49 người chết, gây thiệt hại hàng chục nghìn tỷ đồng. đáng lo ngại là nhiều tuyến đê tại ninh bình, vĩnh phúc đang bị hư hỏng nặng, một số nơi đã bị vỡ. cụ thể số người chết: hà nội 18 người, trong đó có 6 người chết do bị nước cuốn (ba đình 1 người; đống đa 1 người; từ liêm 1 người; mỹ đức 1 người; chương mỹ 1 người, mê linh 1 người); 2 người chết do bị sét đánh (đông anh 1 người, mê linh 1 người); 4 người chết đuối (chương mỹ 1 người chưa tìm thấy xác, mê linh 2 trẻ em chết đuối, thạch thất 1 trẻ em); 4 người chết do điện giật (chương mỹ 3 người bị điện giật chết trong lúc đang di chuyển máy bơm, hoài đức 1 người); 2 người bị chết trong xe ô tô khi trời mưa nước ngập ở địa bàn phường khương mai, quận thanh xuân. số người chết tại hà tĩnh là 17 người, bắc giang 3 người, hòa bình 2 người, nghệ an 2 người, thái nguyên 2 người, vĩnh phúc 2 người, phú thọ 1 người, ninh bình 1 người và quảng bình 1 người. bên cạnh đó, mưa lũ đã làm gần 55.000 ngôi nhà bị sập, trôi và hư hại, diện tích lúa, hoa màu bị ngập úng: 182.938 ha; diện tích thuỷ sản bị ngập: 9.661 ha; hư hại gần 600 cầu cống, công trình thủy lợi nhỏ. tổng số đê, kè, kênh, mương bị sạt lở và hư hỏng khoảng 140.000m3. ngoài ra, mưa lũ còn làm gần 70.000 m đường giao thông nông thôn bị hư hỏng. tại tỉnh ninh bình, tràn đức long-gia tường, hữu hoàng long đã bị tràn phần mềm, chính quyền địa phương đã huy động mọi lực lượng tập trung chống tràn nhưng không được, vì vậy tỉnh đã huy động các lực lượng di dời các hộ dân, cùng tài sản đến nơi an toàn. ngày 1/11, tràn lạc khoái, hữu hoàng long xấp xỉ tràn qua phần mềm hiện đã được khắc phục, đê vẫn an toàn, mực nước cách mặt đê từ 20cm đến 30cm. tại vĩnh phúc, đê bờ đáy đoạn hạ lưu sông tranh là nhánh của sông cà lồ thuộc thị trấn hương canh bị tràn trên chiều dài 2km; đê sáu vó nước hiện còn cách mặt đê 0,4m đến 0,5m. tỉnh đã huy động 600 người (500 bộ đội, 100 lực lượng địa phương) và phương tiện để chống tràn, đồng thời tổ chức di dời 200 hộ dân vùng thị trấn hương canh đến nơi an toàn. tuy nhiên, do lũ tiếp tục lên nên đến 2giờ ngày 2/11 đoạn đê bờ đáy đã bị vỡ. tại hà nội, trạm bơm yên sở và một số đoạn đê nội đồng trên sông nhuệ có nguy cơ bị tràn, một số nơi đã bị sụt sạt mái phía đồng. hiện các sự cố trên đang được chính quyền địa phương xử lý. hiện nay, đoàn công tác do trưởng ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương cao đức phát đang đi kiểm tra, chỉ đạo và đôn đốc việc tiêu úng ngập, khắc phục hậu quả tại thành phố hà nội. đoàn công tác do phó trưởng ban thường trực đào xuân học đang ở tỉnh ninh bình cùng địa phương chỉ đạo công tác chống lũ sông hoàng long và khắc phục hậu quả tại vùng ngập lũ. đoàn công tác do lãnh đạo văn phòng ban chỉ đạo lãnh đạo cục thủy lợi đã đi tỉnh vĩnh phúc, phú thọ để cùng địa phương kiểm tra, đôn đốc việc cứu hộ đê nội đồng trên các sông nhánh của sông cà lồ và công tác tiêu thoát úng, ngập, kiểm tra an toàn đập của hồ chứa nước. bộ tư lệnh bộ đội biên phòng tiếp tục chỉ đạo các đơn vị biên phòng từ thanh hóa đến quảng trị duy trì 542 cán bộ, chiến sỹ và 25 phương tiện các loại tham gia cùng chính quyền địa phương xử lý các tình huống lũ lụt trên địa bàn. các tỉnh tiếp tục cử các đoàn công tác trực tiếp xuống địa bàn, cùng với địa phương chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục hậu quả và đánh giá thiệt hại do mưa, lũ gây ra. thành phố hà nội đã huy động lực lượng bộ đội, thanh niên xung kích cùng phương tiện vật tư để chống tràn, bảo vệ trạm bơm yên sở và một số đoạn sông nhuệ. tỉnh vĩnh phúc, quân khu ii đã huy động 600 cán bộ, chiến sỹ tham gia xử lý các sự cố trên các sông nhánh của sông cà lồ. tỉnh ninh bình đã huy động hơn 1.000 cán bộ, chiến sĩ và lực lượng xung kích, cùng 7.000 bao ni lông, 2.000m2 bạt chống sóng để cứu hộ tràn lạc khoái, đức long-gia tường hữu hoàng long. sở y tế cử các đội y tế trực tiếp về các xã để hướng dẫn phòng tránh dịch và khám chữa bệnh cho nhân dân, tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, đảm bảo an ninh, trật tự và tính mạng, tài sản của nhân dân vùng lũ. đồng thời, chuẩn bị phương án phát triển sản xuất sau lũ.tỉnh hỗ trợ ngay 2 huyện nho quan, nho viễn 1000 thùng mỳ tôm, 200 thùng lương khô, 300 lít dầu hỏa cùng nhiều thuốc chữa bệnh và hóa chất xử lý nước clomilb; tiếp tục hỗ trợ nhân dân 7 xã vùng lũ 550 triệu đồng. các tỉnh có người chết đã tổ chức mai táng và hỗ trợ theo quy định hiện hành và tiếp tục tìm kiếm người mất tích. theo trung tâm khí tượng thủy văn trung ương, tình hình mưa lũ sẽ còn diễn biến rất phức tạp, đặc biệt là các tỉnh miền núi. vì vậy, người dân và chính quyền địa phương không được chủ quan, phải lên kế hoạch đối phó với mưa lũ ở cấp báo động./. |
Mưa lũ làm 49 người chết, nhiều tuyến đê bị hư hỏng nặng
12