không ít người vẫn lầm tưởng cho rằng tài nguyên nước ở việt nam là vô hạn, và các hệ thống thiên nhiên tiếp tục cung cấp đủ nước chất lượng tốt cho tương lai. song trên thực tế nước ta còn đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải để phát triển bền nguồn tài nguyên này.
nguy cơ cạn kiệt tài nguyên nước
đó là khẳng định của bộ trưởng bộ tài nguyên và môi trường, ủy viên thường trực hội đồng quốc gia về tài nguyên nước phạm khôi nguyên khi đề cập về vấn đề này. theo ông, việt nam phụ thuộc nhiều vào nguồn nước của các sông quốc tế. cùng với 40% lượng nước mặt phát sinh trong nước, hiện có tới 6 lưu vực sông lớn phụ thuộc vào dòng chảy từ các nước: gần 57% tổng lượng nước của việt nam thuộc lưu vực sông cửu long; hơn 16% thuộc lưu vực sông hồng – thái bình và hơn 4% thuộc lưu vực sông đồng nai. mặc dù lượng nước bình quân cả nước là 9.856m3/người/năm và được đánh giá là quốc gia dồi dào về tài nguyên nước, nhưng ít ai biết rằng lượng nước ở các lưu vực sông rất khác nhau, nhất là trong mùa khô (một số lưu vực kéo dài tới 9 tháng). trong mùa khô, tổng lượng nước chỉ đạt 20 – 30%/năm khiến cho các lưu vực sông đồng nai, sông hồng, sông mã, sông kôn, các sông vùng đông nam bộ gồm: khánh hòa, ninh thuận và bình thuận đang ở mức thiếu nước cục bộ theo tiêu chuẩn quốc tế (mức không đủ nước là dưới 1.700m3/người/năm). mức căng thẳng nước của lưu vực sông cũng được xác định thông qua đánh giá tỷ lệ % lượng nước khai thác bình quân năm ở các sông. theo tiêu chuẩn quốc tế, mức căng thẳng trung bình bắt đầu ở mức 20% và mức căng thẳng cao là trên 40%. do vậy, trong mùa khô có 4/16 lưu vực sông thuộc nhóm căng thẳng cao gồm lưu vực sông mã, nhóm sông đông nam bộ, lưu vực sông hương và đồng nai; 6 lưu vực sông thuộc nhóm căng thẳng trung bình và lưu vực sông hồng có mức khai thác cao nhất. trong khi đó, sông mã có tới 80% lượng nước mùa khô được khai thác càng cho thấy mức sử dụng nước cao và không bền vững.
xuất phát từ sự gia tăng, cạnh tranh sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và thuỷ điện…đối với cả nước mặt và nước dưới đất trong mùa khô, dẫn tới ngày càng có ít nước cung cấp cho cộng đồng dọc theo bờ sông, và cả việc duy trì mức nước tối thiểu cho sự lành mạnh của dòng sông. đặc biệt, 60% dân số sử dụng nguồn cấp nước là nước dưới đất đã gây nên sự tụt giảm mực nước nhanh chóng ở các vùng quanh hà nội, thành phố hồ chí minh và tây nguyên. đó là chưa nói tới chất lượng nguồn nước sông và nước ngầm đang ở mức báo động do hàng loạt các hoạt động phát triển liên quan đến nước, đất và hệ lụy của nó là gây ô nhiễm và làm thay đổi dòng chảy tự nhiên. mặc dù thủy lợi luôn là “trụ cột” của cộng đồng nông thôn, nhưng thực tế việc cấp nước tưới luôn trong tình trạng cung không đủ cầu, cơ sở hạ tầng tưới cũ kỹ, hư hỏng và hoàn toàn phụ thuộc vào ngân sách nhà nước và nguồn vốn oda. cùng đó, việt nam là một trong những nước thường xuyên bị thiên tai với khoảng 50% dân số sống ở vùng duyên hải khiến cho nguy cơ thiếu nước ngày càng cao. hành động khẩn cấp
cho dù đã quá muộn, nên ngay từ bây giờ phải hành động khẩn cấp để đảm bảo mục tiêu khai thác, sử dụng hợp lý và hiệu quả tài nguyên nước quốc gia. đó là thông điệp mà những chuyên gia ngành nước gửi tới các bộ, ngành, địa phương cũng như từng người dân. để bảo vệ nguồn tài nguyên này, không còn cách nào khác là khẩn trương củng cố hệ thống pháp luật, chính sách và chiến lược về tài nguyên nước. cải thiện môi trường xã hội và điều kiện sống cho người dân, đặc biệt là người nghèo. quản lý hiệu quả và sử dụng bền vững tài nguyên nước. đa dạng sinh học liên quan đến nước được bảo tồn, ô nhiễm được phòng ngừa và chất lượng môi trường được cải thiện; đồng thời nâng cao năng lực thể chế. trong đó, củng cố khung quản lý tổng hợp tài nguyên nước gồm: các luật về tài nguyên nước, sắp xếp thể chế, các chiến lược quốc gia và kế hoạch thực thi được xem như yếu tố hàng đầu. tiếp đến là quy hoạch lưu vực sông và nước dưới đất, nhất là các lưu vực sông hồng, sông đồng nai và chia sẻ nước cho các lưu vực sông khác có các công trình thủy điện quan trọng như sê san, srê pok, thuỷ điện sông cả…
thực hiện nghiêm túc các chương trình quốc gia về quản lý thông tin và dữ liệu tài nguyên nước; chương trình giáo dục nhằm vào hành vi của cộng đồng; sớm đưa ra tiêu chuẩn thống nhất và phù hợp cho cả cấp nước và vệ sinh…nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp naỳ, chúng ta mới có quyền hy vọng phát triển bền vững tài nguyên nước trong tương lai./.
|
Phát triển bền vững tài nguyên nước còn nhiều nan giải
0
previous post