Đây là chủ đề của hội thảo do Ban Tuyên giáo trung ương, Bộ TT&TT, Hội Nhà báo Việt Nam và Học viện Báo chí và tuyên truyền phối hợp tổ chức ngày 19/6 tại Hà Nội, với sự tham dự của lãnh đạo các bộ, ngành trung ương, các nhà báo lão thành, nhà khoa học, nhà báo đang công tác tại các cơ quan thông tấn, báo chí tại Hà Nội. Báo cáo đề dẫn của Ban Tổ chức Hội thảo do nhà báo Lê Quốc trung – phó chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam trình bày nêu rõ trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, khi sự nghiệp đổi mới của đất nước ta đang đứng trước nhiều thuận lợi nhưng cũng phải đối mặt với không ít thách thức. Vì vậy, phát triển báo chí Việt Nam cách mạng và chuyên nghiệp là vấn đề có ý nghĩa quan trọng cả trước mắt và lâu dài; bởi lẽ, báo chí là lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm, có sức lan tỏa nhanh, có tác động mạnh mẽ và sâu sắc tới mọi phương diện của đời sống xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam đã trải qua chặng đường 85 năm phát triển và trưởng thành; trong suốt thời gian đó, báo chí cách mạng Việt Nam luôn giữ vai trò là vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng – văn hóa của Đảng, đóng góp to lớn vào thành công chung của sự nghiệp cách mạng của đất nước. Báo chí cách mạng Việt Nam ngày nay đã trưởng thành vượt bậc về mọi phương diện: tăng loại hình, số lượng cơ quan báo chí, số đầu báo, tạp chí, chương trình, chất lượng nội dung, hình thức in ấn, phạm vi phủ sóng… Cả nước hiện có trên 17 nghìn người được cấp thẻ nhà báo. trên cơ sở phân tích tình hình thực tiễn, các đại biểu đã tập trung làm sáng tỏ định hướng và giải pháp nhằm vừa giữ vững bản chất cách mạng vừa nâng cao tính chuyên nghiệp cho báo chí cách mạng Việt Nam, đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ mới trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Tham luận của các nhà bá Đinh Thế Huynh – Ủy viên trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập báo Nhân Dân; Nguyễn Bắc Son – phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương; Đỗ Quý Doãn – Thứ trưởng Bộ TT&TT và 14 tham luận khác trình bày tại hội thảo trong số hơn 40 tham luận gửi đến Ban tổ chức, đã đặt ra những vấn đề về lịch sử, lý luận, thực tiễn của báo chí cách mạng Việt Nam; thực trạng báo chí hiện nay, cơ hội và thách thức; định hướng và giải pháp để giữ vững bản chất cách mạng vừa đáp ứng được yêu cầu của báo chí hiện đại. Theo nhà báo phan Quang, định hướng lãnh đạo báo chí vô cùng quan trọng và cần thiết. Có đường lối, cương lĩnh của Đảng, tất có định hướng cho báo chí. Đó là việc của lãnh đạo, còn nhà báo làm gì thì làm, không được rời xa định hướng. Thứ nữa là kiên trì đổi mới thì càng mở rộng dân chủ, cành gặt hái sáng tạo. Tự do báo chí gắn liền với trách nhiệm công dân. Đó là định để, là xuất phát điểm. Tự do hay trách nhiệm đều thể chế hóa bằng pháp luật và quy ước đạo đức nghiệp vụ. Đã có định hướng, có hành lang thì càng mở rông dân chủ, càng phát huy sáng tạo. Còn theo nhà báo Hữu Thọ thì nên nhìn nhận và đặt báo chí cách mạng Viẹt Nam vào trong dòng chảy của báo chí Việt Nam (tính từ thời điểm xuất bản tờ Gia Định báo, tờ báo tiếng Việt đầu tiên), như thế mới công bằng. Ông đề cao tính chiến đấu của báo chí trong việc góp phần thúc đẩy xã hổi phát triển. Theo ông, cho rằng trong các giai đoạn khác nhau, mục tiêu chiến đấu khác nhau nhưng tính chiến đấu của báo chí không hề thay đổi với mục tiêu phát triển đất nước. Tham luận của các nhà báo lão thành là những nguồn tư liệu quý báu để hiểu thêm quá trình phát triển báo chí nước nhà dưới sự lãnh đạo của Đảng,. Vấn đề được các nhà báo đặt ra là thế hệ nhà báo trẻ ngày nay cần tu dưỡng nâng cao trình độ nghề nghiệp và ý thức chính trị, để phấn đấu xây dựng nền báo chí Việt Nam phát triển hiện đại, đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước… |
Phát triển nền báo chí Việt Nam cách mạng và chuyên nghiệp
13