Chiều muộn, từ Tp.HCM sau 12 giờ xe chạy chúng tôi đặt chân tới vùng đất đỏ cao nguyên lúc mặt trời còn rực đỏ phía biển Đông. Cảm giác đầu tiên mà chúng tôi nhận được là hương vị nồng nồng của đất, sau đó là sương mù khiến cho pleiku trở nên huyền ảo và bí ẩn trước mắt chúng tôi. Háo hức, chúng tôi đã lên xe ôm, đánh một vòng Tp mặc cái gió, cái lạnh của đất trời cao nguyên.
“phố núi” ẩn mình trong sương Chầm chậm qua từng con phố nhỏ trải theo những con dốc uốn lượn, ta bắt gặp hình ảnh của phố phường nhỏ bé, lẩn khuất trong những tán cây xanh khiến trong ký ức câu thơ cũ chợt ùa về “đi dăm ba phút đã về chốn cũ”; “phố núi cây xanh trời thấp thật buồn”. Không gian nơi đây không có cảnh tắc đường, kẹt xe, không cảnh khói bụi, không nhận thấy cảnh bon chen vội vã của con người mà là sự thanh bình của những nếp nhà, sự nồng ấm của tình người Tây Nguyên. Nắng lên, thêm một ngạc nhiên đến thích thú khi những đám hoa cúc quỳ nở vàng rực rỡ khiến cho pleiku thêm phần quyến rũ. Điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi là UBND Tp pleiku, cho dù rất bận bởi công việc cuối năm nhưng Chủ tịch UBND Tp – ông Nguyễn Hồng Hà – vẫn dành thời gian tiếp chúng tôi. Câu đầu tiên khi gặp ông, tôi kể về sương rơi buổi sáng khi chúng tôi đặt chân tới vùng đất này, đáp lại lời tôi, ông nhìn xa xăm “vậy là các bạn may đó, sương mù giờ đây ít đi, thông cũng ít đi, pleiku giờ ít thơ mộng hơn và mất đi một ít bản sắc”. Câu chuyện thực sự sôi nổi khi chúng tôi đi vào đề tài đô thị pleiku, qua câu chuyện chúng tôi nhận thấy tình yêu của vị Chủ tịch Tp dành cho pleiku. Ông Hà kể: Khi lên Tp năm 1999 pleiku vẫn non theo tiêu chuẩn của đô thị loại III. Ít ai ngờ rằng, “phố núi” lại phát triển nhanh đến thế, sau 10 năm pleiku đã trở thành đô thị loại II. “phố núi có bản sắc riêng rất đặc trưng, đó là hệ thống giao thông nhiều dốc, uốn lượn theo địa hình tự nhiên. Các hồ nước tự nhiên và nhân tạo bắt nguồn từ các khe suối tụ thủy nằm bên các hàng thông ba lá xanh ngút ngàn xen lẫn các vạt hoa cúc quỳ vàng rực. trong lòng đô thị tồn tại những buôn làng đem lại những không gian văn hóa, lễ hội riêng biệt được thế giới công nhận là di sản của nhân loại. pleiku đã được quy hoạch và xây dựng theo lý thuyết tầng bậc của châu Âu khá rõ nét. Nhìn từ trên cao xuống, pleiku như những chiếc bát lớn nhỏ san sát bên nhau. Núi Hàm Rồng mang hình cái bát lớn nhất, cái bát đặt ngửa chứa đầy nước là Biển Hồ. Các lớp nhà cao thấp xen kẽ nhiều cây xanh được xây dựng theo sự nhấp nhô của địa hình, do vậy khi quan sát từ trên cao xuống sẽ thấy các lớp nhà được sắp xếp theo bậc thang. Thấp nhất là các dòng chảy, khe suối mạch nước và ruộng lúa, đây sẽ là những hồ nước thênh thang, làm dịu mát và tô điểm thêm cho pleiku khi cảnh quan và con người nơi đây đô thị hóa hơn nữa.
Cần đánh thức tiềm năng du lịch Đúng là được tạo nên từ thiên nhiên và cảnh quan, pleiku được thiên nhiên ưu đãi bầu không khí mát mẻ quanh năm tạo nên một thế mạnh để thu hút khách du lịch nghỉ dưỡng. Cùng đó pleiku còn đang đợi du khách khám phá những điều kỳ thú từ rất nhiều thắng cảnh thiên nhiên, văn hóa vật chất và tinh thần của các đồng bào dân tộc anh em. Khi đến pleiku, du khách cũng phải đầu tư khá nhiều thời gian để khám phá vẻ đẹp và những di tích thắng cảnh. Ngay trong lòng Tp là những ngôi làng dân tộc thiểu số, trong tương lai đây sẽ là điểm nhấn của khu vực Tây Nguyên. Du khách đến đây cũng không thể bỏ qua nhà lao pleiku, nằm trên đường Thống Nhất được pháp xây dựng năm 1925, đây là nơi giam giữ tù nhân chính trị của pháp và Mỹ. Ngày nay, nhà lao pleiku vẫn lưu giữ nhiều hình ảnh hiện vật của các chiến sĩ yêu nước, năm 1994 nhà lao pleiku đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận di tích lịch sử văn hóa. Chỉ vài phút đi bộ từ phố vào làng nhưng không gian chuyển đổi cũng rất nhanh. Khác hoàn toàn với phố phường, làng plei Ốp bình yên, mát mẻ và đậm chất văn hóa Tây Nguyên. Nhà Rông truyền thống lừng lững đứng giữa làng, xen kẽ những căn nhà hiện đại là bóng dáng nhà sàn, dưới sàn nhà củi được chất đầy, chiều về những chú bò, chú trâu nhởn nhơ nhai cỏ bên những ụ rơm vàng… Và còn nhiều, rất nhiều những địa danh thu hút du khách như: Biển Hồ hay còn gọi là hồ Tơnưng (Ia Nueng), Công viên Đồng Xanh, đỉnh Hàm Rồng, chùa Minh Thành … để níu chân ai khi tới Tp trẻ pleiku. Tin tưởng vào sức mạnh đoàn kết và tiềm năng đang có của Tp ông Nguyễn Hồng Hà khẳng định: “Với tốc độ này, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng trước năm 2020 pleiku sẽ lên đô thị loại I, là Tp trung tâm cấp vùng của khu vực bắc Tây Nguyên. Khi đó dân số pleiku sẽ có khoảng 40 vạn người (gấp đôi hiện nay), có từ 4 – 5 quận nội thành… nhưng dù phát triển thế nào thì vẫn đảm bảo tính hiện đại để đáp ứng nhu cầu xã hội mà không mất đi bản sắc riêng của mình, đặc biệt vẫn giữ được tên “phố núi” thân thương”. |
Pleiku hiện đại và huyền bí
35