Quốc hội thảo luận về đầu tư xây dựng cơ bản: Ai chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư sai và thất thoát trong đầu tư?

chiều 5/11, quốc hội nghe các báo cáo và thực hiện giám sát tối cao theo chuyên đề sâu việc thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước ở các bộ, ngành, địa phương từ năm 2005 đến năm 2007 và một số vấn đề nổi lên trong những tháng đầu năm 2008. đây là cuộc giám sát nhằm đánh giá việc thực hiện nghị quyết số 36 ngày 3/12/2004 của quốc hội khóa xi về vấn đề đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước. phó chủ tịch quốc hội nguyễn đức kiên chủ trì phiên thảo luận.
 
tại phiên họp, các đại biểu tiếp tục phân tích nguyên nhân dẫn đến thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản trong đó những hạn chế, vướng mắc trong công tác quy hoạch chưa được coi trọng, tình trạng lập quy hoạch chỉ để đủ thủ tục xin đầu tư, quyết định kế hoạch đầu tư chưa chuẩn bị được chu đáo, thiếu căn cứ khoa học, thiếu sự gắn kết giữa quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đô thị còn rất phổ biến. chất lượng các dự án còn hạn chế, quy hoạch chưa có tầm nhìn dài hạn, chưa có đủ căn cứ vững chắc. các thông tin về dự báo nhất là dự báo về tác động của các yếu tố bên ngoài như thị trường thế giới, tiến bộ khoa học, công nghệ, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp không được chú trọng đối với các cơ quan có trách nhiệm. đặc biệt các tháng đầu năm 2008 có biến động lớn về giá cả thị trường, nhưng các bộ, ngành chưa kịp thời hướng dẫn hoặc hướng dẫn chưa rõ ràng, cụ thể làm cho các chủ đầu tư không thực hiện được, dẫn đến công tác xây dựng cơ bản bị trì trệ.việc phê duyệt thực hiện quy hoạch, kế hoạch còn nhiều bất cập, nhất là trong lĩnh vực đất đai. nhiều nơi đã tiến hành quy hoạch thiếu dân chủ, thiếu tính khả thi, dẫn đến tình trạng quy hoạch treo, thậm chí quy hoạch để vụ lợi còn diễn ra trên diện rộng. một số dự án được quyết định với chủ trương đầu tư mang tính chủ quan, chưa phát huy hiệu quả do đầu tư xây dựng không đồng bộ, không phù hợp với phong tục tập quán sản xuất và sinh hoạt của người dân, chưa căn cứ vào quy hoạch để duyệt cũng như nhu cầu thực tế của địa phương, của đơn vị. đại biểu võ thị hồng thoại (bạc liêu) và đại biểu nguyễn viết lểnh (bình định) nhận định: việc đô thị hóa ở nước ta lại diễn ra ồ ạt đến nỗi đi trên bất cứ một con đường huyết mạch nào của đất nước ta cũng liên tiếp bắt gặp ký hiệu đô thị. hiện nay chúng ta có 743 đô thị các loại, đa số các đô thị ở nước ta chỉ là trung tâm chính trị hành chính của địa phương và hiệu quả kinh tế rất ít. hậu quả của việc thiếu quy hoạch và quy hoạch kém chúng ta chỉ cần qua trận mưa lụt cuối tháng 10 đầu tháng 11 năm 2008 ở hà nội đã thấy rõ và đã có rất nhiều dẫn chứng mà các đại biểu khác đã phát biểu về sự thiếu khoa học, không giám sát chặt chẽ dẫn đến lãng phí lớn trong đầu tư đô thị và người dân phải gánh chịu hậu quả nặng nề.
 
mặc dù về quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, theo báo cáo của chính phủ đến đầu năm 2008 đã hoàn thành việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2010 của 6 vùng; đang triển khai rà soát bổ sung quy hoạch tổng thể 6 vùng kinh tế – xã hội đến năm 2020; rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống các khu công nghiệp cả nước đến năm 2020. đã có 102 quy hoạch ngành, lĩnh vực đã được quy hoạch và 25 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2020. tuy nhiên những hạn chế của công tác quy hoạch mà báo cáo của chính phủ nêu, như quy hoạch chất lượng chưa cao, thiếu căn cứ vững chắc, chưa có tầm nhìn xa, tính khả thi của quy hoạch chưa cao, quy hoạch đô thị thiếu đồng bộ, còn có sự không ăn khớp giữa quy hoạch tổng thể với quy hoạch chi tiết v.v….. nhưng chưa nêu được hậu quả của những hạn chế này như thế nào.
 
về việc phân cấp và quản lý đầu tư từ nguồn vốn ngân sách là một chủ trương đúng nhằm phát huy sự chủ động sáng tạo của các địa phương, các đơn vị trong việc khai thác các lợi thế để phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn, đó là một xu thế rất phù hợp với sự quản lý hiện nay. nhưng chỉ mới quan tâm đến việc phân cấp quản lý đầu tư chưa chú ý đầy đủ đến việc ban hành các quy định về tổ chức thực hiện và sự phân cấp này thiếu các cơ chế, cơ chế kiểm tra, kiểm soát nên dẫn đến hậu quả là có những địa phương, đơn vị huy động và sử dụng vốn không đúng theo chính sách chung. về tổ chức, quản lý dự án thì chủ đầu tư quản lý đầu tư xây dựng cơ bản lại tách rời với người vận hành công trình sau khi công trình được đưa vào sử dụng. cho nên, chủ đầu tư thường buông lỏng trách nhiệm kiểm soát nhà thầu, có trường hợp chủ đầu tư và nhà thầu câu kết với nhau. do đó tạo điều kiện cho không ít người có cơ hội đục khoét đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là những người có chức có quyền, sai sót trong quyết định, trong tổ chức thực hiện và tham nhũng trong đầu tư xây dựng cơ bản làm thất thoát, lãng phí đó là nguyên nhân chính dẫn đến hiệu quả đầu tư kém. nhưng trong báo cáo của các bộ, ngành, địa phương về đầu tư xây dựng cơ bản vẫn nặng về thành tích, chưa thẳng thắn nhìn nhận hết mức độ nghiêm trọng về các sai phạm thất thoát, lãng phí cũng như chưa làm rõ trách nhiệm của các tổ chức hay cá nhân nào. số lượng dự án được kiểm tra, thanh tra, kiểm toán ít so với tổng số dự án, tổng số vốn đầu tư. việc này được các bộ, ngành địa phương tiến hành chưa đồng bộ, chưa thường xuyên liên tục, lại vừa thiếu chủ động, thường được làm theo kiểu chiến dịch, làm theo lệnh của cấp trên. rất ít vụ tham nhũng gây thất thoát lãng phí được phát hiện thông qua giám sát nội bộ hoặc giám sát của đại diện chủ sở hữu hay giám sát của cơ quan nhà nước và chưa có các quy định cụ thể và điều kiện để thực hiện hết công tác giám sát cộng đồng.
 
trong mấy năm qua, có xử lý một số vụ tham nhũng về đầu tư xây dựng nhưng chưa hề có văn bản pháp luật cũng như xử lý cụ thể cá nhân, tổ chức nào trong việc ra phê duyệt quyết định đầu tư sai, để dự án treo; không giám sát đầu tư dẫn đến thất thoát, tham nhũng trong đầu tư. nếu không quy trách nhiệm cụ thể cho tổ chức, cá nhân về trách nhiệm đối với quy hoạch, đầu tư xây dựng thì tình trạng lãng phí…sẽ ngày càng nghiêm trọng qua mỗi nhiệm kỳ.
 
từ thực trạng trên, các đại biểu kiến nghị: trước hết quốc hội cần chỉ rõ những kẽ hở, bất cập nêu trên thì chính phủ phải làm gì. đại biểu nguyễn thị khá (trà vinh ) bức xúc: chính phủ mặc dù đã ban hành nhiều nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn thi hành, nhưng chính phủ cũng đánh giá chưa thực hiện tốt chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của quốc hội, nhiều dự án chưa hoàn thành theo tiến độ đề ra, một số văn bản hướng dẫn thi hành luật chưa ban hành theo đúng thời gian tại các luật đã quy định. điều đó cho thấy sự chỉ đạo điều hành của chính phủ trong việc tổng rà soát văn bản cũng như hướng dẫn thi hành luật chậm được khắc phục, luật chờ nghị định, nghị định chờ thông tư. thí dụ như luật xây dựng gần 2 năm từ luật, nghị định, quyết định, tới thông tư. luật doanh nghiệp được ban hành năm 2005 trong đó giao chính phủ quy định về tập đoàn kinh tế nhưng đến nay vẫn chưa có nghị định, chính phủ cần xem xét lại còn bao nhiêu luật như thế nữa?!
 
“tôi đề nghị chính phủ phải xác định lại qui hoạch tổng thể về kinh tế xã hội của cả nước; thứ hai là qui hoạch vùng; thứ ba là qui hoạch ngành, địa phương” – đại biểu nguyễn bá thanh (đà nẵng) phát biểu. đại biểu cũng đề nghị cần hoàn thiện thể chế pháp luật chiến lược qui hoạch, kế hoạch để đảm bảo sự quản lý tập trung thống nhất. các ngành, các cấp cần nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của công tác quy hoạch, coi trọng chỉ đạo xây dựng cơ bản và tổ chức thực hiện quy hoạch, phải coi quy hoạch là cơ sở để xây dựng các kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản phát triển của bộ, của ngành và địa phương. cần đề cao hơn nữa vai trò của hội đồng nhân dân trong việc xem xét, xác định quy hoạch cụ thể tại địa phương, quy hoạch phải được công khai hóa, tăng cường công tác kiểm tra thực hiện quy hoạch, chống quy hoạch treo. cần đổi mới cải cách hành chính, trong đó tiếp tục thực hiện việc phân cấp mạnh, hợp lý cho chính quyền địa phương, giao quyền chủ động hơn nữa trong quyết định đầu tư xây dựng cơ bản. cơ quan được phân cấp phải chịu trách nhiệm trước cơ quan phân cấp về việc thực hiện quyền hoặc ủy quyền đó và cơ quan phân cấp phải hướng dẫn và giám sát việc thực hiện quyền của cơ quan được phân cấp. tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan nhà nước thường xuyên liên tục, nhưng tránh tình trạng trùng lắp và chồng chéo. những vi phạm qua thanh tra kiểm tra, kiểm toán phải được xử lý nghiêm minh hơn. đẩy mạnh việc giám sát của cộng đồng dân cư nhằm phát huy hoạt động tự nguyện của người dân sinh sống trên địa bàn để họ theo dõi đánh giá về việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của các cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư và ban quản lý dự án, các nhà thầu và cả các đơn vị thi công trong quá trình thực hiện đầu tư để họ phát hiện báo cáo kịp thời những việc vi phạm các quy định về quản lý đầu tư để ngăn chặn và xử lý các việc làm sai quy định gây lãng phí thất thoát vốn, tài sản của nhà nước xâm hại đến lợi ích của cộng đồng.
 
ngày 6/11, quốc hội tiếp tục làm việc./.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *