Sân golf sẽ không ảnh hưởng tới đất lúa





UBND TP Hà Nội đã chính thức đề nghị Chính phủ cho phép dừng đầu tư 11 sân golf.


Như vậy, ngoài 4 sân golf đã và đang hoạt động (gồm sân golf Hà Nội, sân golf Vân Trì, sân golf Đồng Mô và sân golf hồ Văn Sơn), đến nay Hà Nội đề nghị Thủ tướng cho phép đầu tư xây dựng 4 sân golf mới gồm: Sân golf quốc tế Sóc Sơn; Sân golf và dịch vụ Long Biên; Sân golf Khu du lịch đô thị sinh thái hồ Quan Sơn và Giai đoạn I Khu du lịch quốc tế Tản Viên. Theo UBND TP Hà Nội, việc đề nghị cho xây dựng sân golf Khu du lịch quốc tế Tản Viên là theo đề nghị của chính quyền huyện Ba Vì, để tạo động lực phát triển kinh tế huyện nghèo.



Quan điểm của UBND TP là đầu tư xây dựng sân golf phải căn cứ trên quy hoạch chung của Thủ đô, đồng thời phù hợp với chiến lược an ninh lương thực, hạn chế tối đa việc sử dụng đất lúa và đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, Doanh nghiệp và người dân bị thu hồi đất, góp phần phát triển ổn định bền vững của Thủ đô.


Do đó, những sân golf được đề nghị tiếp tục triển khai là những sân golf đáp ứng được quan điểm chỉ đạo trên. Thực tế tại các dự án sân golf đã đi vào hoạt động (như sân golf Vân Trì, Minh Trí, Đồng Mô) đều cho thấy hiệu quả tích cực về kinh tế – xã hội, thể hiện qua các chỉ tiêu cụ thể như: sử dụng khoảng 1.500 lao động và nộp ngân sách khoảng 100 tỷ đồng từ khi kinh doanh; thu nhập từ việc làm của lao động địa phương ổn định từ 1 – 1,2 triệu đồng/người/tháng ở sân golf Đồng Mô (Sơn Tây), hoặc từ 2 – 2,5 triệu đồng/người/tháng ở sân golf Sóc Sơn, Vân Trì. Các sân golf này cũng đều được bố trí ở các khu vực hiệu quả sản xuất nông nghiệp thấp (đất đồi núi khô cằn hoặc đất trũng ngập).


(Theo KTĐT)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *