Trang chủ » Sự vô hạn của thông tin

Sự vô hạn của thông tin

bởi Kien Truc - Kientruc.vn
0 comments









“Của cải trong lòng đất thì có hạn, của cải trong thông tin là vô hạn”, ấy vậy mà một nước nghèo như Việt Nam giờ đây mới bắt đầu xây dựng Dự thảo Luật tiếp cận thông tin thì không còn là sớm.



Nếu cứ chiểu theo những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước như “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” hoặc “Nhà nước là của dân, do dân và vì dân” thì dường như mọi việc đều yên ổn, người dân thực sự là những chủ nhân ông của hệ thống bộ máy Nhà nước, còn những người khoác chiếc áo công chức kia sẽ chỉ là những người đầy tớ trung thành. Và như vậy, việc tiếp cận thông tin đối với người dân sẽ dễ như người ta thò tay vào túi để lấy đồ vật vậy.



Để xây dựng  luật, các nhà nghiên cứu đã đi khảo sát thực tế và thấy rằng vai trò của người chủ và người đầy tớ ở nhiều nơi đã bị hoán đổi. Mặc dù nhiều cấp Bộ, ngành đã có những quy định về cung cấp thông tin cần thiết cho người dân nhưng hầu như các công chức không coi đó là trách nhiệm của mình. Phần lớn công chức từ chối và nếu không từ chối được thì đùn đẩy lên cấp trên. Việc bưng bít thông tin thể hiện rõ nhất trong các lĩnh vực đất đai, đền bù giải tỏa, giải phóng mặt bằng, dự án ưu đãi



Do biết trước được quy hoạch đô thị mà nhiều kẻ đầu cơ đã thu lợi hàng trăm tỷ đồng quanh một con đường mới mở. Do biết trước được những đợt điều chỉnh giá xăng dầu mà có kẻ đã thu lợi hàng tỷ đồng sau một đêm…



 Vậy làm thế nào để người dân có thể tiếp cận thông tin như thò tay vào trong túi để lấy đồ vật? Điều này chỉ có thể thực hiện được khi chiếc túi ấy  thuộc sở hữu của người dân, hoặc nói cho chính xác hơn là nó không chỉ thuộc sở hữu của người dân về mặt lý thuyết.



 Một chuyên gia của Thụy Điển cho biết Thụy Điển là một trong những nước có Luật tiếp cận thông tin lâu đời nhất trên thế giới, từ năm 1764, tức là cách chúng ta gần 250 năm. Nguyên tắc cơ bản nhất của Bộ luật này là mọi công dân đều có quyền tiếp cận, tìm hiểu thông tin từ các cơ quan công quyền, các tổ chức, cán bộ, công chức… và được đáp ứng rất nhanh chóng, thường trong một hoặc hai ngày. Còn các công chức đều hiểu rằng về nguyên tắc, tất cả các quyết định liên quan đến công việc đều phải được công khai. Ở họ cũng có các thông tin “Mật” song người dân có quyền tìm hiểu lý do tại sao thông tin, tài liệu đó lại được cho là “Mật”…



 Thật dễ dàng nhận thấy rằng trong một xã hội như vậy, người chủ “chiếc túi” thông tin đang nằm trong tay người dân, chứ không như ở ta

Có thể bạn cũng thích

Về chúng tôi

Kientruc.vn là trang thông tin dành riêng cho những ai đam mê kiến trúc và xây dựng, nơi hội tụ của những ý tưởng sáng tạo, giải pháp đột phá, và niềm đam mê cháy bỏng với nghề. Hơn cả một nền tảng trực tuyến, chúng tôi mong muốn trở thành người bạn đồng hành, kết nối kiến trúc sư, kỹ sư, chủ đầu tư, giữ lửa đam mê và chung tay tạo nên những công trình đẹp làm rạng danh Việt Nam.

@2024 – All Right Reserved kientruc.vn.