Tạo lập đô thị bền vững, bản sắc

sáng qua (22/10), phó thủ tướng nguyễn thiện nhân đã thay mặt chính phủ trình quốc hội dự án luật quy hoạch đô thị. tiếp đó, chủ nhiệm uỷ ban kinh tế của quốc hội hà văn hiền trình bày báo cáo thẩm tra dự án luật này. chiều cùng ngày, qh tập trung thảo luận tại tổ về dự án luật quy hoạch đô thị.

tạo lập đô thị bền vững, bản sắc
rất khó tìm đâu là bản sắc ở các đô thị miền núi.     ảnh: kh

đa số ý kiến thảo luận tại tổ đều thống nhất về việc cần thiết ban hành luật này. việc luật quy hoạch đô thị được ban hành sẽ tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho công tác quy hoạch và quản lý phát triển đô thị ở nước ta là công cụ để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong xây dựng và phát triển đô thị, bảo đảm phát triển hệ thống các đô thị và từng đô thị bền vững, có bản sắc, văn minh, hiện đại, đồng bộ với phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường.

không phân loại đô thị theo cấp hành chính

quy hoạch phải tính đến đời sống người dân

đây là ý kiến mà đbqh trần du lịch (tp.hcm) đưa ra chiều 22/10 khi thảo luận tại tổ về dự luật quy hoạch đô thị.

theo đb trần du lịch, dự án luật cần bổ sung điều kiện chỉnh trang đô thị, trong đó cơ quan quy hoạch “không bao giờ có quyền vẽ ra quy hoạch rồi quyết định giải tỏa nhà cửa của dân mà không điều tra xã hội học, không tính đến đời sống của người dân“.

ông trần du lịch cũng đề xuất ý kiến là hướng giao cho chính quyền địa phương làm quy hoạch, đồng thời phải có kiến trúc sư trưởng trong khi thị trưởng thành phố phải nắm trong tay 2 cơ quan là quy hoạch và môi trường.

riêng đối với công tác điều chỉnh quy hoạch, ông lịch cho rằng dứt khoát phải có quy định chặt chẽ để chấm dứt tình trạng điều chỉnh “tùy tiện“, “thay đổi xoành xoạch mỗi khi “ông” này, “ông” kia “lên“.

ngược lại, đb nguyễn việt dũng (tp.hcm) lại đề nghị không giao thẩm quyền lập quy hoạch cho cấp quận, huyện, vì theo ông: thực tế ở tphcm, “giao cho 24 quận, huyện làm quy hoạch khiến tp.hcm có thể trở thành cái áo vá 24 mảnh. bởi cấp quận chỉ có cùng lắm 2 người có chuyên môn kiến trúc nhưng còn tầm nhìn thế nào, khó mà đáp ứng được yêu cầu của công tác quy hoạch“.

đb trần du lịch đồng tình với việc đô thị lớn phải có kiến trúc sư trưởng. nhưng, đb nguyễn việt dũng lại cho rằng: “có kiến trúc sư trưởng hay không không quan trọng mà quan trọng là có chọn đúng con người đó không, với chuyên môn và tầm nhìn phải cao. nếu không thì sẽ chỉ là vòng luẩn quẩn“.

ông dũng cũng chỉ ra điều cần thiết phải xác định rõ mối quan hệ giữa kiến trúc sư trưởng, hội đồng kiến trúc và sở quy hoạch – kiến trúc cũng như trách nhiệm của từng vị trí. “nếu không, tôi sợ sẽ lại chồng chéo, ai cũng có ý kiến nhưng không ai chịu trách nhiệm, nhà đầu tư sẽ phải chạy lòng vòng“, ông cảnh báo.

tại tổ hà nội, đb nguyễn tiến dĩnh thì băn khoăn với mô hình này. theo ông dĩnh: “sự chồng chéo sẽ khiến kiến trúc sư trưởng, với vai trò cá nhân, khó đủ sức tư vấn, quyết định cho vấn đề quy hoạch đô thị nói chung“.

là người trình bày báo cáo thẩm tra dự luật này, song tại tổ, chủ nhiệm ủy ban kinh tế qh hà văn hiền một lần nữa khẳng định: “nên có quy định về chức danh này nhưng phải minh bạch được chức năng, nhiệm vụ của kiến trúc sư trưởng”.

thảo luận về điều 5, phân loại đô thị, có ba loại ý kiến khác nhau: thứ nhất, đề nghị quy định phân loại đô thị phù hợp với cấp hành chính. thứ hai, đề nghị không phân loại đô thị trong dự thảo luật quy hoạch đô thị vì việc phân loại đô thị hiện nay đang có nhiều bất cập, không phù hợp với cấp hành chính, ví dụ: có trường hợp tp thuộc tỉnh lại là đô thị loại i nhưng thành phố trực thuộc trung ương lại là đô thị loại ii, dẫn đến khó khăn cho công tác phân cấp quản lý nhà nước về đô thị. mặt khác, các tiêu chí để phân loại đô thị hiện nay có thể thay đổi cùng với sự phát triển kt-xh của đất nước, nếu quy định cứng trong luật thì khi tiêu chí phân loại đô thị thay đổi lại phải sửa luật. thứ ba, đề nghị phân loại đô thị theo tính chất đô thị, như là đô thị du lịch, đô thị thương mại, đô thị sinh thái…

tuy nhiên, đa số ý kiến tán thành theo hướng không quy định cụ thể về phân loại đô thị trong dự thảo luật mà giao cho chính phủ quy định để đáp ứng yêu cầu quản lý, phát triển đô thị, phù hợp với đặc thù của đô thị việt nam.

ubnd tổ chức lập quy hoạch đô thị

thẩm quyền tổ chức lập quy hoạch đô thị là vấn đề quan trọng được nhiều đb quan tâm. có ý kiến cho rằng, cần cân nhắc, xem xét kỹ để bảo đảm quy hoạch đô thị được lập một cách hợp lý, khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế và tình hình phát triển kinh tế – xã hội ở từng cấp, từng địa phương, định hướng tốt cho việc phát triển đô thị trong tương lai. vì vậy, đề nghị quy định thẩm quyền tổ chức lập quy hoạch đô thị theo hướng đề cao vai trò, trách nhiệm của ubnd cấp tỉnh và cấp huyện trong việc tổ chức lập quy hoạch đô thị tại địa phương. đối với các tp trực thuộc trung ương cũng nên để ubnd tp tổ chức lập quy hoạch đô thị, bộ xây dựng tổ chức thẩm định, thủ tướng chính phủ phê duyệt. bộ xây dựng chỉ lập quy hoạch đô thị cho các trường hợp đặc biệt do chính phủ giao. việc giao ubnd tổ chức lập quy hoạch đô thị là phù hợp, bởi vì việc lập quy hoạch đô thị sẽ do các tổ chức có đủ điều kiện, kể cả các tổ chức tư vấn nước ngoài lập quy hoạch đô thị thực hiện theo hợp đồng với ubnd. đối với các đô thị mới, tùy theo loại đô thị và mức độ quan trọng của quy hoạch đô thị mà phân cấp thẩm quyền tổ chức lập quy hoạch cho ubnd cấp tỉnh.

thời hạn của quy hoạch đô thị là bao nhiêu năm

theo các quy định về lập đồ án quy hoạch đô thị thì thời hạn quy hoạch chung các đô thị trực thuộc trung ương từ 20 – 25 năm, tầm nhìn đến 50 năm;  thời hạn quy hoạch chung các tp, thị xã trực thuộc tỉnh và đô thị mới từ 20 – 25 năm; thời hạn quy hoạch chung đô thị trực thuộc huyện là từ 10 – 15 năm. đối với quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết thì thời hạn theo yêu cầu quản lý và phát triển đô thị và nhu cầu đầu tư. thời hạn rà soát định kỳ đối với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu là 5 năm, quy hoạch chi tiết là 3 năm.

qua thảo luận, nhiều ý kiến tán thành với thời hạn quy hoạch chung đô thị là từ 20 – 25 năm. tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng các đô thị của chúng ta hiện đang có tốc độ phát triển rất nhanh nên cần xem xét các loại thời hạn quy hoạch nhằm bảo đảm thuận tiện và tính khả thi cho công tác quản lý. có ý kiến cho rằng, quy hoạch đô thị phải bảo đảm tính ổn định lâu dài đến 50 năm. có ý kiến đề nghị quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết cũng phải có thời hạn nhất định phù hợp với trình độ quản lý và phát triển đô thị, tránh tình trạng quy hoạch treo.

chuẩn bị quỹ đất đô thị – hạn chế nhà siêu mỏng, siêu méo

uỷ ban kinh tế đề nghị, dự thảo luật cần có quy định việc nhà nước chủ động thu hồi những diện tích còn lại không đáp ứng được nhu cầu xây dựng để hạn chế tình trạng nhà siêu mỏng, siêu nhỏ, bảo đảm mỹ quan đô thị khi thực hiện dự án đầu tư phát triển hạ tầng đô thị theo quy hoạch chứ không phải là chỉ thu hồi khi có đề nghị của người sử dụng đất. đối với các công trình được phép xây dựng tạm khi chờ thực hiện quy hoạch đô thị thì chỉ tồn tại trong thời hạn nhất định được quy định trong giấy phép xây dựng, hết thời hạn chủ sở hữu công trình phải tự động tháo dỡ và không được bồi thường (khoản 3 điều 62 và khoản 2 điều 63 của luật xây dựng), do đó, không cần thiết quy định lại nguyên tắc này. tuy nhiên, cần có quy định về thời hạn thực hiện quy hoạch chi tiết để hạn chế tình trạng quy hoạch treo, quá thời hạn mà quy hoạch không được thực hiện thì phải tuyên bố hủy bỏ quy hoạch để bảo vệ lợi ích của người dân bị tác động bởi quy hoạch treo.

ngoài ra, các đb còn tập trung thảo luận những vấn đề xung quanh đồ án quy hoạch đô thị; cải tạo chỉnh trang đô thị (điều 33); đối tượng của quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị (điều 38); thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị (điều 44)…; điều chỉnh quy hoạch đô thị (chương iv); công bố và công khai quy hoạch (điều 54)…

về hội đồng kiến trúc quy hoạch và kiến trúc sư trưởng

uỷ ban kinh tế cơ bản tán thành với quy định về nhiệm vụ của hội đồng kiến trúc quy hoạch là phản biện về quy hoạch đô thị để tham mưu cho chủ tịch ubnd các cấp về các vấn đề liên quan đến kiến trúc, quy hoạch đô thị, phát triển đô thị; tán thành quy định có chức danh kiến trúc sư trưởng ở một số đô thị lớn vì đây là mô hình khá phổ biến ở nhiều nước trong giai đoạn phát triển tương tự như điều kiện hiện nay của việt nam. tuy nhiên, uỷ ban kinh tế đề nghị chính phủ cần đánh giá, tổng kết mô hình chức danh kiến trúc sư trưởng đã áp dụng những năm trước đây ở một số đô thị, trên cơ sở đó quy định rõ về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của kiến trúc sư trưởng; mối quan hệ giữa hội đồng kiến trúc quy hoạch với kiến trúc sư trưởng và sở quy hoạch kiến trúc. nên quy định kiến trúc sư trưởng có nhiệm vụ tham mưu, định hướng về quy hoạch đô thị, bảo đảm tính thống nhất của quy hoạch đô thị về không gian, kiến trúc, hệ thống hạ tầng trong thời gian của quy hoạch, qua đó hạn chế việc điều chỉnh quy hoạch đô thị khi thay đổi người lãnh đạo của cơ quan quản lý đô thị.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *