Thứ trưởng bộ KHCN Trung Quốc thăm Khu Công nghệ cao TP.HCM





Hôm qua 01/4, đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc – ông Cao Jianlin dẫn đầu đã đến thăm và làm việc với Ban quản lý KCNC TP.HCM.



Chuyến thăm và làm việc này xoay quanh chính sách và tình hình thu hút đầu tư FDI tại KCNC, mô hình phát triển Trung tâm nghiên cứu và triển khai KCNC (Trung tâm R&D) cùng những kinh nghiệm trong quản lý và thu hút đầu tư của các KCNC Trung Quốc.




Trung Quốc hiện có 54 KCNC và đặc khu kinh tế, tập trung vào những lĩnh vực khác nhau. Khi thu hút đầu tư, các KCNC của Trung Quốc rất quan tâm đến hoạt động R&D của doanh nghiệp với yêu cầu về tỉ lệ hoạt động R&D khoảng 3%. Các KCNC Trung Quốc có nguồn vốn đầu tư không trực tiếp từ chính phủ mà từ việc vay vốn ngân hàng với sự bảo lãnh của chính quyền địa phương. Ban quản lý các KCNC tại Trung Quốc vừa là cơ quan quản lý nhà nước, vừa là nhà đầu tư xây dựng hạ tầng thông qua thẩm quyền đặc biệt là được sử dụng một phần từ thuế thu nhập doanh nghiệp để tái đầu tư cho hạ tầng, dịch vụ và các hoạt động R&D. Hiện nay, khoảng 1/3 các công ty CNC Trung Quốc nằm trong KCNC và 2/3 nằm ngoài KCNC, tuy nhiên mức hưởng ưu đãi thì như nhau. Nhằm hỗ trợ DNNVV, ngoài vốn và chính sách, Chính phủ Trung Quốc đã thành lập các trung tâm công nghệ công cho phép các doanh nghiệp CNC vừa và nhỏ có quyền tiếp cận các trang thiết bị trong các trung tâm này. Đây được xem là biện pháp hiệu quả để DNNVV tiếp cận và cải tiến công nghệ.





Là một trong hai khu công nghệ cao duy nhất của cả nước, được thành lập từ năm 2002, KCNC TP.HCM hiện có 36 nhà đầu tư với tổng số vốn đầu tư cam kết là 1,717 tỷ USD, trong đó có 26 dự án về sản xuất CNC, 7 dự án dịch vụ CNC, 1 dự án hỗ trợ CNC, và 2 dự án đào tạo CNC. Với nguồn vồn đầu tư khoảng 6119 tỷ VNĐ từ ngân sách nhà nước dành cho 300ha giai đoạn I ( trong đó hơn 3000 tỷ VNĐ dành cho giải phóng mặt bằng và tái định cư), KCNC TP.HCM hiện đã hoàn thành cơ bản các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ nhà đầu tư như: giao thông, cấp nước, điện, nhà máy xử lý nước thải, viễn thông – internet, nạo vét sông suối… Đến nay, 95% diện tích đất dành cho sản xuất CNC và 100 diện tích đất cho dịch vụ CNC đã được lấp đầy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *