Trang chủ » Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng: “Doanh nghiệp nhà nước là xương sống của nền kinh tế”

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng: “Doanh nghiệp nhà nước là xương sống của nền kinh tế”

bởi Kien Truc - Kientruc.vn

sáng nay 13/11, thủ tướng chính phủ nguyễn tấn dũng đăng đàn trước qh. về tình hình chung, thủ tướng nhận định, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới tiếp tục lan rộng trên quy mô toàn cầu và chưa có khả năng kết thúc sớm. những tác động đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng, việc làm và cán cân thanh toán tổng thể của nền kinh tế, đặt ra những nhiệm vụ nặng nề trong việc ổn định vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

thủ tướng chính phủ nguyễn tấn dũng: doanh nghiệp nhà nước là xương sống của nền kinh tế

trong khi đó, tình hình trong nước vẫn còn khó khăn. so với tháng 12 năm 2007 lạm phát vẫn còn cao và nguyên nhân sâu xa của lạm phát chưa được khắc phục. lũ lụt, thiên tai đã và sẽ còn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sản xuất, giá cả lương thực, thực phẩm. những yếu tố làm tăng giá tiêu dùng (cpi) vẫn còn, chúng ta không được xem nhẹ.

chỉ rõ vai trò của doanh nghiệp nhà nước

một trong những vấn đề được nhiều đbqh quan tâm là kết quả hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; vai trò của doanh nghiệp nhà nước nói chung, các tập đoàn và tổng công ty nói riêng.

thủ tướng khẳng định, doanh nghiệp nhà nước là lực lượng nòng cốt, xương sống của nền kinh tế, là công cụ vật chất quan trọng để nhà nước điều tiết vĩ mô, thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là cbủ lực trong hội nhập kinh tế. việc đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước phải trên quan điểm toàn diện cả về chính trị, kinh tế, xã hội.

trong những năm qua, hệ thống doanh nghiệp nhà nước đã được sắp xếp, đổi mới, từ trên 12.000 nay còn trên 1.700 doanh nghiệp. đã hình thành các tổng công ty nhà nước, một số tập đoàn kinh tế (được tổ chức thí điểm) hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có ngành chính, theo đúng nghị quyết của đảng, phù hợp với quy định của pháp luật. các doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn và tổng công ty đã được cơ cấu lại, thích ứng tốt hơn với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, hiệu quả và khả năng cạnh tranh được nâng lên, đóng góp lớn vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước (khoảng 40% gdp).

thủ tướng cũng thẳng thắn thừa nhận doanh nghiệp nhà nước còn những yếu kém, bất cập có nguyên nhân từ chính doanh nghiệp nhưng cũng có nguyên nhân từ cơ chế quản lý và cơ cấu kinh tế. thủ tướng khẳng định: “thái độ của chúng ta là phải tập trung sức đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước để doanh nghiệp nhà nước thực hiện ngày càng tốt hơn vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.

trong điều kiện khó khăn, việc đảm bảo chất lượng và nâng cao khả năng cạnh tranh về giá để chiếm lĩnh và mở rộng thị trường là vấn đề sống còn của dn. nhà nước sẽ phải chia lửa với doanh nghiệp. cùng với thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, đúng đắn để bảo đảm vốn với lãi suất phù hợp, chính phủ sẽ khẩn trương xác định các tiêu chí cụ thể để giảm thuế và tiếp tục thực hiện việc giãn, hoãn tiến độ nộp thuế cho dn. điều chỉnh mô hình và cơ chế để phát huy quỹ bảo lãnh tín dụng cho dn vừa và nhỏ, khuyến khích khu vực này phát triển.

ngoài việc nhắc lại các mục tiêu chung như tiếp tục chính sách tiền tệ, tài khóa, giá cả và kích cầu sản xuất, kích cầu đầu tư, thủ tướng nhấn mạnh thêm giải pháp về phát triển sản xuất, mở rộng thị trường. tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước; thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trong đó có các tập đoàn và tổng công ty nhà nước theo kế hoạch đã xác định; tăng cường và phát huy vai trò của tổ chức đảng trong doanh nghiệp nhà nước, tăng cường giám sát hoạt động, thực hiện minh bạch, công khai kết quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, nhất là hoạt động của các tập đoàn và tổng công ty.

thực hiện kiểm toán và công khai kết quả kiểm toán các tập đoàn và tổng công ty nhà nước. chính phủ đồng tình và hoan nghênh quốc hội chọn các tập đoàn và tổng công ty nhà nước là trọng điểm trong chương trình giám sát năm 2009.

trong điều hành xuất khẩu gạ tôi rất suy nghĩ

đb ngô minh hồng (tp.hcm) hỏi: “việc ngừng xuất khẩu gạo gây thiệt hại cho nông dân, trách nhiệm thuộc bộ nào? bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn hay bộ công thương? thủ tướng có phê bình, xử lý bộ nào không?”

thủ tướng khẳng định: “từ trước đến nay, trong điều hành xuất khẩu gạo, chính phủ đề ra phải đạt các yêu cầu: tiêu thụ hết lúa hàng hóa với giá hợp lý, có lợi cho nông dân, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống, ổn định giá gạo trong nước ở mức phù hợp”.

cuối tháng 3, giá lương thực thế giới tăng cao và theo nhu cầu dự báo, thế giới có thể thiếu lương thực nghiêm trọng, kéo theo giá lương thực trong nước tăng cao; trong khi đó không ít dn lại tăng cường mua vào (để tích trữ cho xuất khẩu) nên tiếp tục đẩy giá gạo trong nước lên.

trước tình hình này, sau khi nghe bộ nn&ptnn, bộ công thương, hiệp hội lương thực và các cơ quan liên quan báo cáo về tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo, ngày 25/3, thủ tướng chỉ đạo tạm ngừng ký thêm các hợp đồng xuất khẩu mới, vì các lí d

một là, nguồn gạo hàng hóa dành cho xuất khẩu 6 tháng đầu năm được cân đối là 2,3 – 2,5 triệu tấn, chỉ đảm bảo đủ để thực hiện những hợp đồng đã ký là 2,4 triệu tấn. vào thời điểm cuối tháng 3, chúng ta mới giao được 800 nghìn tấn, còn phải giao 1,6 triệu tấn trong 3 tháng tiếp theo. việc tạm dừng ký thêm hợp đồng xuất khẩu mới để tập trung lượng gạo hàng hóa cho các hợp đồng xuất khẩu đã ký là cần thiết vì nguồn hàng cân đối cho xuất khẩu không còn.

hai là, vào thời điểm này, các tỉnh miền bắc bị rét đậm, rét hại kéo dài lịch sử. dự báo lúc đó là 50% được mùa, 50% mất mùa. “lúc đó tôi chủ trì mà rất suy nghĩ bởi không ai dám nói là sẽ được mùa hay mất mùa.  điều này khó cho lựa chọn quyết định của lãnh đạo. chúng ta đã gặp tình hình mất mùa như vậy 2 lần, khi gió lào, nắng nóng về”.

không phải như đại biểu nói là dự trữ hàng triệu tấn gạo, lúc này trong kho dự trữ còn 187 ngàn tấn lúa, tương đương 160 ngàn tấn gạo. nếu thất mùa bán hết, không biết chuyện gì xảy ra“. thủ tướng khẳng định: “việc tạm dừng ký bán thêm gạo giao ngay trong tháng 4, 5, 6 là cần thiết nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước, giữ giá gạo trong nước hợp lý, không bị đẩy lên quá cao, góp phần quan trọng, thiết thực vào việc thực hiện mục tiêu ưu tiên hàng đầu là kiềm chế lạm phát và bảo đảm an ninh lương thực cho đất nước trong tình huống bất trắc khó lường”.

từ đầu tháng 6, khi triển vọng mùa vụ tốt, cp đã chỉ đạo ký tiếp các hợp đồng xuất khẩu mới. đến ngày 10/11, các dn đã ký được trên 4,5 triệu tấn. hiện các dn đang đàm phán để ký hợp đồng bán với khối lượng lớn (trên 1,5 triệu tấn) và sẽ giao hàng ngay trong tháng 12/2008.

để tiêu thụ lúa hàng hóa còn lại cho nông dân, cp đã khẩn trương chỉ đạo và hỗ trợ thiết thực các dn đẩy mạnh mua vào. sau khi hoàn thành chỉ tiêu, các dn tiếp tục mua thêm, trong đó có 300 nghìn tấn gạo mua theo chỉ đạo của cp.

thủ tướng nhấn mạnh: “trong điều kiện khó khăn, phức tạp, tuy dự báo chưa thật chính xác nhưng việc điều hành xuất khẩu gạo là vì lợi ích tổng thể, toàn cục của đất nước và cơ bản đã đạt các yêu cầu đề ra”.

cchc so với yêu cầu và thực tế là chưa đạt

đb nguyễn hồng anh (hà nội) hỏi: cải cách hành chính chưa đáp ứng được yêu cầu, hành chính vẫn hành dân là chính. thủ tướng thừa nhận chưa đạt yêu cầu là không đột phá, tinh giản biên chế chưa đạt yêu cầu. vậy có giải pháp gì?

theo thủ tướng nguyễn tấn dũng, cchc so với yêu cầu và thực tế là chưa đạt, nhưng đã có bước tiến dài. vì cchc bao gồm cả cải cách thể chế thủ tục, bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cả cải cách hành chính công, đóng góp thúc đẩy phát triển kinh tế, nhưng so với yêu cầu chưa đạt và chưa là khâu đột phá. tóm lại, tiếp tục rà soát sao cho thể chế này phù hợp kinh tế thị trường, vận hành linh động, hiệu quả hơn và kiện toàn bộ máy, nâng cao chất lượng công chức, rà soát cchc trên tất cả các lĩnh vực.

đb nguyễn minh thuyết (lạng sơn): hiện số dn gây ô nhiễm và ô nhiễm nghiêm trọng khá nhiều. xử lý không khỏi ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống người lao động. cp làm thế nào để thực hiện những gì thủ tướng nêu mà vẫn đảm bảo an sinh xã hội?

chúng tôi có ấn tượng sau vedan, nhiều địa phương lôi ra nhiều vụ việc vi phạm môi trường khác, nhưng bây giờ lại chững lại, quan sát. ý kiến của thủ tướng hôm nay rất quan trọng. ý thủ tướng thế nào? vừa rồi cp đưa ra tám chỉ tiêu về môi trường, cơ quan nào chỉ đạo, tiền lấy từ đâu?

thủ tướng nguyễn tấn dũng trả lời: về xử lý môi trường, cp đã nêu rõ chủ trương. hiện đã có chương trình, kế hoạch xử lý với những cái gây ô nhiễm hiện tại. như bộ trưởng kh-đt võ hồng phúc nói, trước ta chưa quan tâm tới môi trường và cũng chưa có điều kiện quan tâm đúng mức, xử lý môi trường. những cái hiện đang gây ô nhiễm phải xử lý nhưng cũng cần thời gian. đó là mong muốn nhưng còn điều kiện nữa.

các chỉ tiêu nêu về môi trường, tôi cũng đã chỉ đạo đừng nêu thành chỉ tiêu “chay”, nêu mà không bố trí ngân sách. chúng ta cũng cần xác định rõ vi phạm nào thuộc bộ y tế, bộ tn&mt, các bộ chức năng và địa phương. từng năm để giải quyết cụ thể những vi phạm môi trường hiện có. đồng thời phải có từng đề án cụ thể như đề án sông cầu, sông đông nai… phê duyệt từng chương trình.

cp cũng chủ trương ngăn chặn những vi phạm mới, không vì lợi ích trước mắt mà hy sinh môi trường. vừa rồi cp đã từ chối dự án thép trị giá 4 – 5 tỷ usd vì vấn đề môi trường. nhiều địa phương cũng đã làm như vậy.

còn xử lý, tình thần thế này: đã là cơ quan hành chính, dứt khoát phải xử lý theo đúng pháp luật, nhưng cũng phải xem có lợi nhất. ví dụ, vedan, chính tôi yêu cầu chủ tịch ubnd đồng nai kiểm tra nếu chưa thấy thực hiện đúng quyết định của bộ tn&mt thì phải xử lý. xử lý làm sao để vedan không thải nước thải không đạt tiêu chuẩn quy định ra nước nhưng vedan còn tiếp tục hoạt động và hoạt động được vì đây là năng lực sản xuất của xã hội. chúng ta xử lý vừa đúng pháp luật, vừa đạt lợi ích.

đb trần đình long (đắk lắk): báo cáo hàng năm của cp phản ánh fdi tăng năm sau cao hơn năm trước nhưng không phản ánh thu nhập của nhà đầu tư nước ngoài tại vn như thế nào, chiếm bao nhiêu % gdp trong nước?

tôi nhất trí với thủ tướng về đánh giá vai trò của dnnn nhưng thời gian qua, thực tế một số dnnn từ chối dự án cp giao, chưa quan tâm vùng sâu, vùng cao, tiền lương thưởng cao nhưng nộp ngân sách ít, hạch toán lỗ. thủ tướng xử lý như thế nào?

thủ tướng nguyễn tấn dũng: hiện đang có hơn 11 ngàn dự án fdi, hầu hết là thành công, hiệu quả, đóng góp 20% gdp. chính phủ đã giao bộ kh-đt đánh giá lãi của các dn đầu tư nước ngoài, do phó thủ tướng phạm gia khiêm chủ trì. theo trình bày để cấp phép, không có dự án nào lợi nhuận dưới 20%.

về hiệu quả đầu tư của dnnn, có cái chưa được, hiệu quả chưa cao như đã trình bày. các dnnn đã nỗ lực để làm tốt hơn vai trò của mình. nhiều dn khó khăn đã vươn lên thành công, đóng được vai trò của mình. đương nhiên, sự vật nào cũng có 2 mặt, được và chưa được.

vừa rồi điều hành chính sách tiền tệ mà không có ngân hàng quốc doanh thì không làm được việc hỗ trợ nông dân, lãi suất, tỉ giá. đây là một thực tế. nhưng nếu nói ngân hàng quốc doanh chỉ có ưu điểm không thì không được. cp sẽ chỉ đạo cải cách để hiệu quả cao hơn.

ngoài ra, thủ tướng nguyễn tấn dũng còn trả lời câu hỏi của các đb qh liên quan tới những vấn đề như: xóa đói giảm nghèo, thực trạng cơ sở hạ tầng nông thôn, về vệ sinh môi truờng, an toàn thực phẩm… /

nhóm vấn đề cần tập trung xử lý tốt

trên cơ sở thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp đã báo cáo với quốc hội, thủ tướng cho rằng cần tập trung chỉ đạo xử lý tốt 3 nhóm vấn đề là chính sách tiền tệ, tài khóa, giá cả; khuyến khích đầu tư, phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập siêu; đảm bảo an sinh xã hội và xóa đói giảm nghèo.

thủ tướng nhấn mạnh, tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhưng phải rất linh hoạt trong điều hành. chính phủ sẽ định lượng cụ thể và triển khai khẩn trương yêu cầu linh hoạt này. tiếp tục giảm lãi suất cho vay phù hợp với yêu cầu của tình hình mới.

định hướng đầu tư năm 2009 được chính phủ xác định là: tiếp tục đình hoãn các công trình dự án chưa thực sự cần thiết, kém hiệu quả; tập trung vốn ngân sách, vốn trái phiếu chính phủ và vốn doanh nghiệp nhà nước cho các công trình điện, các dự án sản xuất quan trọng, kết cấu hạ tầng giao thông (cảng biển, các tuyến đường bộ) ở những vùng có khối lượng hàng hoá lớn nhằm giải toả nhanh các điểm nghẽn tăng trưởng..

chính phủ chủ trương tập trung làm tốt các chính sách an sinh như bố trí đủ kinh phí để thực hiện các chính sách an sinh xã hội, tập trung chỉ đạo triển khai lập quỹ bảo hiểm thất nghiệp; xây dựng và triển khai nhanh đề án hỗ trợ các huyện có tỷ lệ nghèo cao nhất nhằm giảm nghèo nhanh ở các huyện này; tiếp tục trợ cấp cho những người có mức lương thấp cho đến khi thực hiện điều chỉnh lương tối thiểu chung; kiên quyết không để cho hộ nghèo nào bị đói do thiếu lương thực.

thủ tướng cho biết, chính phủ đã nghiêm túc nhìn nhận rõ tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và xác định yêu cầu chỉ đạo trong thời gian tới là tập trung khắc phục tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm; kiên quyết không cấp phép cho các dự án, công trình có nguy cơ gây ra ô nhiễm môi trường./

Có thể bạn cũng thích

Về chúng tôi

Kientruc.vn là trang thông tin dành riêng cho những ai đam mê kiến trúc và xây dựng, nơi hội tụ của những ý tưởng sáng tạo, giải pháp đột phá, và niềm đam mê cháy bỏng với nghề. Hơn cả một nền tảng trực tuyến, chúng tôi mong muốn trở thành người bạn đồng hành, kết nối kiến trúc sư, kỹ sư, chủ đầu tư, giữ lửa đam mê và chung tay tạo nên những công trình đẹp làm rạng danh Việt Nam.

@2024 – All Right Reserved kientruc.vn.