Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Chính phủ sẽ sớm ban hành Nghị quyết về triển khai chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững tại 61 huyện nghèo

* bộ trưởng, chủ nhiệm văn phòng chính phủ nguyễn xuân phúc chủ trì cuộc họp báo giữa tháng 11

ngày 18/11, tại trụ sở chính phủ, dưới sự chủ trì của thủ tướng nguyễn tấn dũng, chính phủ họp phiên giữa tháng 11/2008.

tại phiên họp, chính phủ dành nhiều thời gian tập trung thảo luận, cho ý kiến đề án về cơ chế, chính sách và giải pháp hỗ trợ giảm nghèo nhanh, bền vững đối với các huyện có tỷ lệ nghèo cao đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, do lãnh đạo bộ lao đông- thương binh và xã hội trình bày.

theo số liệu tổng hợp của bộ lao động- thương binh và xã hội , tinh đến cuối năm 2006, tỷ lệ hộ nghèo chung của cả nước còn khoảng 18%, nhưng vẫn có 61 huyện, với khoảng 480.000 hộ và số dân khoảng 2,4 triệu người thuộc 20 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%, trong đó 16 huyện có tỷ lệ hộ nghèo từ 70 đến 80%. các tỉnh như lai châu, điện biên, sơn la, hà giang và thanh hoá có từ 4 đến 7 huyện thuộc diện nghèo nhất nước. đáng chú ý, tỷ lệ nghèo ở 61 huyện trên cao gấp 3,5 lần tỷ lệ nghèo chung của cả nước và gấp 1,3 lần tỷ lệ nghèo nhóm dân tộc thiểu số. mức độ nghèo khổ cũng có sự chênh lệch đáng kể, thu nhập bình quân của nhóm hộ nghèo ở 61 huyện khoảng 140 nghìn đồng/người/tháng vào năm 2006, chỉ bằng 22% thu nhập bình quân đầu người cả nước, bằng 60% chuẩn nghèo khu vực nông thôn.

trong nhiều năm qua, mặc dù đảng, nhà nước, các bộ, ngành, địa phương đã có những chủ trương, đường lối, chính sách và chương trình cụ thể ưu tiên nguồn lực đầu tư cho địa bàn miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có các huyện nghèo; nhưng do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, mức độ chuyển biến về kinh tế- xã hội ở các huyện nghèo còn chậm, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ nghèo cao so với các huyện trong tỉnh và cả nước.

mục tiêu tổng quát của đề án: tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo, bảo đảm đến năm 2020 ngang bằng các huyện khác trong khu vực. hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, theo hướng sản xuất hàng hoá, khai thác tối đa các thế mạnh của địa phương. xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội phù hợp với đặc thù của từng huyện; chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ.

mục tiêu cụ thể của đề án, đến năm 2010, giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn hiện hành xuống dưới 40%; cơ bản không còn hộ dân ở nhà tạm, tăng tỷ lệ che phủ rừng và tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch. đến năm 2015, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức ngang bằng mức trung bình của tỉnh. và mục tiêu đến năm 2020, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức ngang bằng mức trung bình của khu vực.

về định hướng cơ chế, chính sách hỗ trợ 61 huyện nghèo, đề án nêu rõ, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách giảm nghèo hiện hành; trong đó tiếp tục điều chỉnh bổ sung 11 nhóm chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo gồm: chính sách trợ cước, trợ giá; tín dụng ưu đãi; hỗ trợ sản xuất; khuyến nông-lâm -ngư; dạy nghề; đất sản xuất; nhà ở, đất ở; nước sinh hoạt; vệ sinh môi trường; giáo dục; y tế; trợ giúp pháp lý; chính sách bảo trợ xã hội và các chính sách hỗ trợ đối với đồng bào dân tộc chung trong cả nước. mặt khác, đề án đưa ra các chính sách mới, đặc thù đối với các huyện nghèo, trong đó hỗ trợ điều kiện sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập đối với hộ nghèo, như: chuyển đổi một phần diện tích đất rừng nghèo, có điều kiện sang đất sản xuất nông nghiệp; giao khoán bảo vệ trên toàn bộ diện tích rừng phòng hộ với mức từ 200.000 đến 250.00 đồng/ha/năm cho các hộ. chính sách giáo dục, đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí, chính sách cán bộ ở các huyện nghèo …

kết luận về cơ chế, chính sách và giải pháp hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững tại 61 huyện nghèo, thủ tướng nguyễn tấn dũng khẳng định: trên cơ sở đề án này, chính phủ sẽ sớm ban hành nghị quyết về triển khai chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững tại 61 huyện nghèo.

thủ tướng chỉ rõ, căn cứ vào tình hình thực tế, bộ lao động- thương binh và xã hội phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tham mưu cho chính phủ kịp thời rà soát, sửa đổi, bổ sung 11 nhóm chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo; đồng thời xây dựng các nhóm chính sách mới, đặc thù để giải quyết cho được giảm nghèo nhanh và bền vững. từng huyện (61 huyện nghèo) phải xây dựng đề án riêng của huyện về thực hiện cơ chế, chính sách và giải pháp hỗ trợ giảm nghèo đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, trên cơ sở đó nhà nước bố trí các nguồn lực, nhất là vốn đầu tư. các huyện cần chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt chính sách giao khoán bảo vệ rừng phòng hộ cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số với chế độ giao khoán thích hợp, khuyến khích đồng bào hăng hái tham gia bảo vệ rừng phòng hộ. đặc biệt, đối với hộ đồng bào nghèo giữ rừng kết hợp bảo vệ an ninh biên giới, không có đủ lương thực ăn, nhà nước sẽ hỗ trợ về lương thực. các tập đoàn, tổng công ty và cả doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi phải có trách nhiệm giúp đỡ 61 huyện nghèo…

tiếp đó, chính phủ nghe tổng thanh tra chính phủ trần văn truyền đọc tờ trình chính phủ (dự thảo) về chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020. mục tiêu chung của chiến lược là: ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, loại bỏ dần các cơ hội, điều kiện phát sinh tham nhũng, góp phần xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, đội ngũ cán bộ, công chức liêm chính, lành mạnh hoá các quan hệ xã hội thông qua việc thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng.

chiến lược đề ra 5 nhóm giải pháp, đó là: tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động công quyền, hạn chế điều kiện và cơ hội phát sinh tham nhũng trong việc hoạch định chính sách, xây dựng và thực hiện pháp luật; kiểm soát việc thực thi quyền lực nhà nước; hoàn thiện chế độ công vụ, công chức, nâng cao chất lượng thực thi công vụ; hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế, xây dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, công bằng minh bạch; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử trong phát hiện, xử lý tham nhũng; nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của toàn xã hội trong phòng, chống tham nhũng.

kết luận về chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020, thủ tướng nguyễn tấn dũng cho biết: chính phủ sẽ ban hành nghị quyết cùng với chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020.

cũng tại phiên họp chính phủ giữa tháng 11, các thành viên chính phủ nghe, cho ý kiến và kết luận của thủ tướng đối với tờ trình về dự án pháp lệnh sửa đổi điều 10 pháp lệnh dân số năm 2003 do bộ trưởng bộ y tế nguyễn quốc triệu trình bày và tờ trình về dự án pháp lệnh sửa đổi điều 6 pháp lệnh thuế tài nguyên do lãnh đạo bộ tài chính trình bày.

* ngay sau khi kết thúc phiên họp chính phủ giữa tháng 11, chiều cùng ngày, bộ trưởng, chủ nhiệm văn phòng chính phủ nguyễn xuân phúc đã chủ trì cuộc họp báo thông báo với các nhà báo 4 nội dung quan trọng nêu trên tại phiên họp, trong đó tập trung nêu rõ cơ chế, chính sách và giải pháp hỗ trợ thực hiện giảm nghèo đối với 61 huyện nghèo đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020./.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *