trong công cuộc xây dựng tiến tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tốc độ đầu tư xây dựng trong những năm qua đã tăng trưởng vượt bậc, số lượng đô thị tăng lên rõ rệt từ 629 đô thị năm 1999 tăng lên 754 đô thị vào tháng 9/2009; cùng với việc phát triển các đô thị, việc đầu tư xây dựng các dự án khu đô thị mới, dự án khu nhà ở, khu dân cư, những dự án văn phòng cho thuê, khách sạn, các dự án siêu thị, trung tâm thương mại và các loại dự án khác cũng phát triển khá mạnh ở các đô thị.
Việc hình thành và phát triển các dự án này đã góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội ở đô thị và toàn xã hội, tạo lập được những khu vực đô thị có cảnh quan kiến trúc đẹp, hài hoà với thiên nhiên, có hệ thống hạ tầng văn minh, hiện đại, giải quyết một phần lớn nhu cầu về nhà ở và không ngừng nâng cao chất lượng sống ở đô thị. trước tình hình các loại dự án đầu tư xây dựng phát triển mạnh, cần phải tổ chức quản lý xây dựng đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kiến trúc, cảnh quan, môi trường và đáp ứng các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật có liên quan. Để thực hiện được mục tiêu này, Chính phủ đã lần lượt ban hành các Nghị định số 16/2005/NĐ-Cp ngày 07/02/2005, Nghị định số 112/2006/NĐ-Cp ngày 29/9/2006, Nghị định số 12/2009/NĐ-Cp ngày 12/02/2009 và Nghị định số 83/2009/NĐ-Cp ngày 15/10/2009 hướng dẫn Luật Xây dựng về quản lý đầu tư xây dựng công trình; Bộ Xây dựng đã lần lượt ban hành các Thông tư 09/2005/TT-BXD ngày 06/5/2005, Thông tư số 02/2007/TT-BXD ngày 14/02/2007 và Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 hướng dẫn thực hiện các nội dung liên quan đến quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, trong đó có quy định và hướng dẫn nội dung về cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng. trên cơ sở các quy định, hướng dẫn của Chính phủ và Bộ Xây dựng, tuỳ theo đặc điểm và năng lực của cấp cơ sở mà các địa phương đếu có hướng dẫn cụ thể việc triển khai thực hiện cũng như phân cấp về cấp giấy phép xây dựng, cũng như quy định về quyền hạn, trách nhiệm của các cấp và các cơ quan có liên quan; đồng thời tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho các cán bộ thực hiện công tác cấp giấy phép xây dựng, quản lý trật tự xây dựng, cán bộ thanh tra xây dựng các cấp nhằm từng bước đưa công tác xây dựng vào nề nếp, xây dựng phải có giấy phép xây dựng, xây dựng phải tuân thủ quy hoạch xây dựng, quy chuẩn, tiêu chuẩn và các yêu cầu khác của pháp luật có liên quan. Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn được ban hành đã thể hiện rõ việc phân cấp mạnh trong công tác quản lý đầu tư xây dựng, quản lý trật tự xây dựng nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm của chủ đầu tư, của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng, từ khâu lập dự án đến khi kết thúc đưa dự án vào khai thác sử dụng. Nhà nước chỉ tập trung ở những khâu chủ yếu và phải quản lý ngay từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư trong quá trình thẩm định dự án thông qua công tác thẩm định hoặc tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở để chấp thuận những tiêu chí Nhà nước cần phải quản lý trước khi phê duyệt dự án, còn các công việc tiếp theo sau khi dự án được phê duyệt đều do chủ đầu tư quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Việc thẩm định hay tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở đã giúp cho chủ đầu tư xác định các chỉ tiêu chủ yếu về thiết kế của các công trình thuộc dự án căn cứ ý kiến chấp thuận của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Như vậy, dự án đã được phê duyệt sẽ là căn cứ pháp lý đảm bảo các yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, cảnh quan, sự phù hợp của việc áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Do đó, hầu hết các dự án đã có ý kiến về thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý nhà nước đều triển khai thuận lợi và tuân thủ quy hoạch xây dựng và các quy định khác có liên quan. Để chấn chỉnh trật tự xây dựng ở các địa phương, nhất là trong tình hình đầu tư xây dựng ngày càng phát triển; sau khi Luật Xây dựng được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/7/2004, trong khi chưa kịp ban hành các văn bản hướng dẫn chuyển tiếp việc thực hiện công tác cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng, ngày 14/7/2004 Bộ Xây dựng đã có văn bản số 1067/BXD-pC hướng dẫn tạm thời để thực hiện một số nội dung của Luật Xây dựng trong đó có hướng dẫn chuyển tiếp về công tác cấp giấy phép xây dựng. Do đó, việc quản lý xây dựng ở các đô thị vẫn diễn ra bình thường, số công trình xây dựng có giấy phép xây dựng đã tăng lên rõ rệt. Năm 2004 số công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng hoặc sai giấy phép xây dựng được cấp đã giảm khoảng 10% so với năm 2003; tuy nhiên, số công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng vẫn còn chiếm khoảng 29% so với số công trình xây dựng và xây dựng sai với giấy phép xây dựng khoảng 11,8% trong tổng số công trình được cấp giấy phép xây dựng. trước tình hình số công trình vi phạm trật tự xây dựng còn chiếm tỷ trọng cao, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2005/NĐ-Cp về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 09/2005/TT-BXD hướng dẫn công tác cấp giấy phép xây dựng theo hướng thực hiện chủ trương cải cách hành chính tiếp tục phân cấp mạnh cho chính quyền cơ sở, Sở Xây dựng chỉ trực tiếp cấp giấy phép xây dựng cho những công trình quy mô lớn, phức tạp, những công trình trên các tuyến phố chính; những khu vực có ý nghĩa lịch sử, văn hoá, cảnh quan, kiến trúc của những đô thị thuộc tỉnh; hầu hết việc cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ đều được phân cấp cho các quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh, thị trấn thuộc huyện, đã tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư. Đây cũng là một trong những lý do làm giảm số công trình vi phạm xây dựng trong những năm qua. Cùng với việc ban hành văn bản hướng dẫn, đẩy mạnh việc phân cấp, nhiều địa phương đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật cho tổ chức, cá nhân những quy định của pháp luật về xây dựng, mục đích ý nghĩa của việc xin giấy phép xây dựng; đồng thời tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ trực tiếp thực hiện công tác cấp giấy phép xây dựng. Nhờ đó ý thức của các tổ chức, cá nhân về xây dựng đã được nâng cao, trình độ của cán bộ cấp cơ sở vững vàng hơn. Cùng với các biện pháp nêu trên, các địa phương đã thành lập lực lượng thanh tra chuyên ngành xây dựng hoặc các đội quản lý trật tự xây dựng đô thị để kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong xây dựng. Đây cũng là biện pháp ngăn ngừa việc xây dựng không phép, sai với giấy phép xây dựng đã cấp. Kết quả cụ thể về sự chuyển biến trong công tác quản lý trật tự xây dựng trong những năm qua như sau: Do phân cấp mạnh nên số công trình do Sở Xây dựng cấp giảm dần qua các năm: Năm 2004 chiếm 15% tổng số công trình được cấp phép xây dựng, xuống còn 11% năm 2005 và năm 2006, 8% năm 2007 và còn 3,6% năm 2008. Số công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng năm 2004 chiếm 29%, giảm xuống 24% năm 2005, 23,5% năm 2006, 20,8% năm 2007 và còn 13,2% năm 2008. Số công trình xây dựng sai với giấy phép xây dựng năm 2005 chiếm 25% so với công trình được cấp giấy phép xây dựng, giảm xuống 20,3% năm 2006, 8,3% năm 2007 và còn 5,5% năm 2008.Với các kết quả này, tình hình xây dựng đã dần đi vào nề nếp góp phần tạo ra các đô thị đẹp, kiến trúc, cảnh quan hài hoà, đảm bảo môi trường sinh thái phong phú phát triển bền vững. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng ở nhiều đô thị vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là ở các đô thị loại V; ở các đô thị đã quan tâm, chú trọng việc quản lý trật tự xây dựng nhưng do vướng mắc về cơ chế, chính sách và những căn cứ pháp lý liên quan, nên cũng gặp khó khăn trong quá trình thực hiện, cụ thể: – Công tác quy hoạch xây dựng chưa đáp ứng yêu cầu đầu tư xây dựng, tỷ lệ quy hoạch chi tiết 1/500 được phê duyệt còn thấp, do đó không đủ căn cứ để xem xét cấp giấy phép xây dựng dẫn tới tuỳ tiện, gây phiền hà cho nhà đầu tư, kéo dài thời gian giải quyết. – Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà tuy đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý với tốc độ phát triển xây dựng. – Đội ngũ cán bộ thực hiện công tác cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng còn thiếu về số lượng; trình độ chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu công việc đặc biệt là ở các huyện. Công tác quản lý sau khi cấp phép chưa thường xuyên, xử lý vi phạm chưa triệt để. Để đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch, kiến trúc, tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn và các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật liên quan, cần phải tiếp tục thực hiện tốt hơn các vấn đề sau đây: Đẩy nhanh công tác cấp và xác nhận giấy tờ về quyền sử dụng đất để có đủ căn cứ khi xem xét cấp giấy phép xây dựng. Khẩn trương lập, phê duyệt nhằm phủ kín quy hoạch chi tiết, công bố công khai quy hoạch để mọi tổ chức, cá nhân biết thực hiện và là căn cứ xem xét cấp giấy phép xây dựng. Đẩy nhanh công tác cấp giấy phép xây dựng theo hướng cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế “một cửa” liên thông; đảm bảo việc cấp giấy phép xây dựng nhanh, đúng theo quy định. Sắp xếp, củng cố tổ chức làm công tác cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng. Tăng cường tập huấn cho đội ngũ làm công tác cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng ở các cấp huyện, xã và phổ biến pháp luật cho các tầng lớp, các thành phần kinh tế về những kiến thức pháp luật về quản lý xây dựng. Củng cố lực lượng thanh tra chuyên ngành xây dựng, tăng cường việc giám sát của cộng đồng đối với công tác xây dựng ở các địa phương có sự phối hợp với các ngành chức năng có liên quan. Kiên quyết xử lý nghiêm những vi phạm trọng hoạt động xây dựng có liên quan đến quy định quản lý trật tự xây dựng. Ngoài ra phải kiểm tra và xử lý nghiêm những cán bộ, công chức có biểu hiện tiêu cực trong việc thực hiện công tác cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng. Thực hiện tốt các biện pháp nêu trên chắc chắn công tác quản lý trật tự xây dựng sẽ được cải thiện một bước đáng kể góp phần tạo ra các đô thị văn minh hiện đại, có cảnh quan, kiến trúc đẹp, môi trường đảm bảo, xã hội phát triển bền vững. trần Ngọc Thiện |
Tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác quản lý trật tự xây dựng ở các đô thị
0