* tiền giang: ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh tiền giang vừa trao giấy phép đầu tư cho công ty chế biến thực phẩm g.o.c miền nam, đầu tư xây dựng nhà máy chế biến các loại rau quả tại khu công nghiệp tân hương, huyện châu thành (tiền giang). theo thiết kế, nhà máy có diện tích 12.000m2, có khả năng chế biến gần 11.000 tấn rau quả các loại/năm. tổng nguồn vốn đầu tư 25 tỷ đồng. theo kế hoạch, dự án sẽ chính thức đi vào hoạt động vào tháng 7/2009. khu công nghiệp tân hương là kcn qui mô lớn của tỉnh tiền giang, với diện tích gần 200 ha, do công ty tnhh nhựt thành tân (tp hồ chí minh) làm chủ đầu tư. đến nay, kcn tân hương đã thu hút được 11 dự án đầu tư trên các lĩnh vực, với tổng vốn đầu tư 26,3 triệu usd và 157 tỉ đồng.
* cà mau vừa phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, cải tạo bệnh viện đa khoa khu vực huyện trần văn thời, với tổng vốn đầu tư hơn 145 tỷ đồng, trong đó trên 34 tỷ đồng mua sắm trang thiết bị phục vụ nhu cầu khám và điều trị bệnh cho nhân dân. quy mô bệnh viện này 200 giường bệnh, xây dựng trên diện tích 18.160 m2 tại thị trấn trần văn thời, thời gian thi công hoàn thành từ nay đến năm 2011. bệnh viện đa khoa khu vực huyện trần văn thời khi xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng, góp phần cải thiện đáng kể về cơ sở vật chất, trang thiết bị trong khám và điều trị bệnh, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, thực hiện tốt việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. được biết, trung ương đã phân bổ cho cà mau 74 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ đầu tư các dự án xây dựng, nâng cấp bệnh viện tuyến huyện.
* đến ngày 10/11, các dự án đầu tư năm 2008 trên địa bàn tỉnh điện biên mới giải ngân được 480.315 triệu đồng, bằng 44,7% kế hoạch năm. điều đáng chú ý, có ít nhất 6 dự án gồm: hỗ trợ huyện mới chia tách, đầu tư phát triển truyền hình địa phương, kiên cố hoá trường lớp học và nhà công vụ, dự án từ nguồn vốn xổ số kiến thiết, xây dựng cơ bản tập trung từ nguồn vồn nước ngoài, hỗ trợ bảo vệ và phát triển rừng với tổng mức đầu tư trên 673.000 triệu đồng nhưng cũng chưa giải ngân được một đồng nào. theo ông phạm bá quân, trưởng phòng thanh toán vốn đầu tư thuộc kho bạc nhà nước tỉnh điện biên, nguyên nhân của việc giải ngân vốn đạt thấp là do các chủ đầu tư, nhà thầu không trình hồ sơ thanh toán. để đẩy mạnh hoạt động giải ngân, kho bạc nhà nước tỉnh điện biên cũng đã ra thông báo đôn đốc, thực hiện tốt cơ chế một cửa để tạo hành lang thông thoáng giúp các chủ đầu tư, nhà thầu dự án thực hiện giải ngân nhưng sự việc cũng chẳng tiến triển là bao. việc giải ngân vốn đầu tư đạt thấp đã đặt ra nhiều câu hỏi với các cơ quan chức năng ở tỉnh điện biên. có nhiều ý kiến cho rằng, việc giải ngân đạt thấp chủ yếu là do nhà thầu yếu kém, không đảm bảo tiến độ hoàn thành công trình, dự án. bên cạnh đó, cũng không thể không nhắc đến các ý kiến đề cập về việc tăng giá vật liệu, nhân công trong thời gian qua đã tác động đến tư tưởng của các nhà thầu khi cố tình “găm” không báo cáo khối lượng, hồ sơ thanh toán hòng chờ điều chỉnh giá để thu lợi. các cơ quan chức năng ở tỉnh điện biên đang tiến hành kiểm tra để đánh giá đúng nguyên nhân và đưa ra phương án xử lý nhằm đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn đầu tư trên địa bàn.
* nghệ an: từ nay đến năm 2020, nghệ an có kế hoạch đầu tư 410,45 tỷ đồng để xây dựng hệ thống cảng, bến đường thuỷ, bao gồm: giai đoạn 2007-2010 là 200 tỷ đồng và giai đoạn 2010-2020 là 210,45 tỷ đồng. ngoài trích từ ngân sách của tỉnh, nguồn vốn trên còn do các huyện, xã, nhân dân và các doanh nghiệp đầu tư, đóng góp.
để phát triển đồng bộ hệ thống đường sông và cảng, bến đường thuỷ trên địa bàn, nghệ an đã quy hoạch từ nay đến năm 2020 gồm 10 cảng hàng hoá và cảng khách du lịch, 11 bến hàng hoá thuỷ, xây dựng 21 cầu, 53 bến khách ngang sông và 1 bến đò dọc.
hiện nay, các bến khách ở nghệ an phần lớn là bến tự nhiên, chưa được đầu tư xây dựng, nâng cấp đủ tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của nhà nước. các bến, cảng hàng hoá chủ yếu vẫn là bến tạm trên nền đất thiên nhiên, một số bến có kết cấu bằng rọ đá, đá xây. hệ thống kho bãi nhìn chung chưa được đầu tư xây dựng.
* tiền giang: bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn vừa phê duyệt dự án mở rộng cảng cá, khu dịch vụ hậu cần nghề cá mỹ tho (tiền giang) với tổng vốn đầu tư hơn 188,4 tỉ đồng, trong đó trung ương đầu tư hơn 101 tỷ đồng, còn lại là vốn của địa phương.
theo thiết kế, dự án mở rộng cảng cá mỹ tho được xây dựng tại xã tân mỹ chánh, thành phố mỹ tho (tiền giang) trên diện tích hơn 6,5ha ( gấp 3 lần so với diện tích cũ), bao gồm các hạng mục như: cầu tàu 600 cv, phao báo hiệu khu nước, cầu tàu cá nước ngọt, hệ thống cấp nước phòng cháy chữa cháy, hệ thống xử lý nước thải, nhà đấu giá hải sản, nhà chợ cá biển… được biết, từ đầu năm 2008 đến nay, cảng cá mỹ tho đã đón 3.230 lượt phương tiện tàu thuyền cập cảng, với số lượng hàng hóa bốc xếp 58.000 tấn, doanh thu đạt hơn 3,5 tỉ đồng.
* bến tre: ubnd tỉnh vừa phê duyệt nguồn vốn từ ngân sách tỉnh hơn 39 tỷ đồng đầu tư xây dựng cảng cá an nhơn thuộc địa bàn xã an nhơn, huyện thạnh phú.
cảng cá an nhơn có chiều dài 62m, rộng 13,7 m, độ sâu bảo đảm tiêu chuẩn cho tàu 400 cv cập bến. công trình gồm bến cảng, cầu cảng, hệ thống đường giao thông nội bộ, hệ thống điện, chiếu sáng, nhà xưởng, kho chứa, kho lạnh, văn phòng làm việc…đây sẽ là địa điểm trung chuyển nguyên liệu và nhiên liệu của tàu đánh bắt, tránh bão, đồng thời còn là công trình bảo đảm an ninh quốc phòng trong khu vực.
* cà mau: từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã đầu tư gần 45 tỷ đồng xây dựng các công trình lưới điện nông thôn vùng sâu, vùng xa, nâng tổng số hộ được sử dụng điện sinh hoạt, sản xuất lên 232.518 hộ, chiếm 87,95% số hộ dân trong tỉnh và 81/81 xã có lưới điện về đến trung tâm.
tuy vậy, trong số những hộ dân sử dụng điện này hiện có gần 70.000 hộ (chiếm 30%) sử dụng điện bằng hình thức chia hơi vừa không bảo đảm an toàn, vừa gây tổn thất điện năng và thậm chí còn câu móc trực tiếp vào lưới để lấy cắp điện. ngoài ra, tỉnh còn khoảng 31.850 hộ dân chưa có điện sử dụng, do phần lớn những hộ dân này sống không tập trung ở các vùng nông thôn sâu, vùng xa, ven biển và trên hai lâm phần rừng đước, rừng tràm.
cà mau tiếp tục đầu tư phát triển, mở rộng lưới điện hạ thế ở các cụm dân cư có nhu cầu bức xúc và những xã, huyện, vùng kinh tế có tỷ lệ hộ dân sử dụng điện thấp, hộ dân sử dụng điện bằng hình thức chia hơi, câu đuôi cao; đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án cấp điện cho các công ty lâm nghiệp…/.
|