Gửi xe tại chung cư: Nhà đầu tư tự tung tự tác

Theo luật nơi để xe nhà chung cư thuộc sở hữu chung cư song nhà đầu tư vẫn có quyền tùy ý rao bán. phí gửi xe cũng được UBND cấp tỉnh quy định giá trần song cư dân tòa nhà chung cư cao cấp vẫn bị “xử ép” với phí cao ngất ngưởng… 

Chỉ tới khi chuyển về làm cư dân của tòa nhà Golden Westlake (Hoàng Hoa Thám, Hà Nội) mới ngã ngửa với giá mua chỗ đỗ ô tô dưới tầng hầm lên tới tiền tỉ, nếu không họ sẽ phải chấp nhận 3 triệu đ/tháng thuê chỗ để xe.


Nỗi khổ tìm chỗ đậu xe.

Cắn răng với phí gửi xe

Golden Westlake chỉ là một trong những trường hợp điển hình về việc thu phí để xe giá “vàng” tại các chung cư cao cấp của Hà Nội. Theo đó, giá các chỗ đỗ xe được bán với các mức giá (tùy thuộc vào độ tiện lợi): Mức A: 751 triệu đồng; Mức B: 815 triệu đồng; Mức C: 901 triệu đồng; Mức D* (tương đương với 2 chỗ đỗ): 1,180 tỷ đồng và mức cao nhất là E** (tương đương với 4 chỗ đỗ xe) là 2,145 tỷ đồng.

trước đó, tòa nhà The Mannor do BITEXCO làm chủ đầu tư đã đưa ra lệ phí gửi ôtô cho từng hộ là 100 USD/tháng đối với xe thứ nhất và 150 USD/tháng đối với xe thứ 2 (chưa kể thuế). Do mức phí này bị phản đối vì quá cao nên đã hạ xuống 800 nghìn đ/tháng với xe thứ nhất và 1 triệu đồng/tháng đối với xe thứ 2. Tuy nhiên, ban đại diện lâm thời của cư dân tại đây chỉ chấp nhận mức 850 nghìn đ/tháng theo đúng mức quy định cao nhất của Tp đề ra. Sau nhiều ngày đàm phán, thỏa thuận, giữa 2 bên BQL tòa nhà với ban đại diện hiện vẫn “chưa ai chịu ai”.

Tại Tp.HCM, bà phạm Thị Hồ Vân, một người đã mua căn hộ 3C1-9-6 Grandview2 của Cty phú Mỹ Hưng (pMH) đã phải “cắn răng” ký hợp đồng để mua chỗ đỗ xe ô tô diện tích 12,48m2, với giá hơn 400 triệu đồng. Theo bà Vân, khi nhận nhà tại đây, bà đã thuê chỗ để xe ô tô một thời gian. Sau đó không lâu, nhân viên phòng kinh doanh pMH ra thông bá “pMH không cho thuê chỗ để ôtô nữa mà chỉ bán, chị không mua thì phải mang xe ra ngoài để. Nếu không mua chỗ để xe, sau này pMH bán hết cho người khác”. Thậm chí nhân viên này còn khẳng định đã có người đăng ký 2 chỗ để xe. “Thật tình tôi chưa bao giờ có ý định đầu tư một khoản tiền lớn như vậy để mua chỗ để xe, mà chỉ định thuê. Nhưng khi nghe thông báo, tôi thấy hoảng, vì nhà ở đây rồi, đành phải mua luôn chỗ đậu xe. Nếu không, tôi biết mang xe đi đâu?”, chị Vân trần tình. Chính vì sức ép của nhà đầu tư, tháng 6/2008, chị Vân đã “buộc phải đặt bút ký” hợp đồng mua chỗ để xe với pMH với giá cao gấp đôi căn hộ đã mua. Tương tự, chị Ngô Thùy Linh, nhà số Cp 2-3-16 khu chung cư Mỹ phúc, năm 2005, khi chị mua căn hộ này, nhân viên bán hàng của pMH cũng “dọa” nếu không mua chỗ để ôtô thì sau này sẽ không còn chỗ để xe. Chính vì vậy, mặc dù chưa có xe, chị vẫn phải bấm bụng mua một chỗ để xe rộng hơn 12m2, với giá hơn 14 nghìn USD, chỉ là để dành. Theo chị Linh, muốn sử dụng được, mỗi tháng cư dân tại đây phải đóng thêm 80 nghìn đồng “phí bảo trì chỗ để xe”. Chưa hết, họ còn “phát sốt” khi chỗ để xe đã mua, muốn sử dụng được còn phải đóng thêm phí sử dụng đất.

Người dân phải tự bảo vệ mình

Luật Nhà ở quy định rõ: “phần sở hữu chung trong nhà chung cư bao gồm: hành lang, cầu thang bộ, thang máy, đường thoát hiểm, lồng xả rác, hộp kỹ thuật, nơi để xe, hệ thống cứu hỏa…”. Tuy nhiên, theo luật sư trần Cường (Đoàn Luật sư Tp.HCM), doanh nghiệp vẫn có thể lách luật mặc nhiên rao bán chỗ để xe hoặc “hét” phí gửi xe nếu họ không đưa quy định cụ thể vào hợp đồng chuyển nhượng nhà chung cư. “Luật mua bán, sử dụng nhà chung cư hiện vẫn còn rất mù mờ, nói cách khác là mới chỉ bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư mà quên mất quyền lợi của khách hàng”, luật sư Cường cho biết.

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn trần Nam, hầm để xe của nhà chung cư không thể xếp vào diện sở hữu chung. “ Đây là vấn đề động chạm không chỉ quyền lợi của nhà đầu tư mà còn tới cả khách hàng”, ông Nam nói và lý giải: “trung bình, vốn xây 1 tầng hầm đắt hơn 2 tầng nổi, nếu quy định là của chung không thu phí thì không nhà đầu tư nào dám làm chung cư. Ngược lại nếu coi là sở hữu chung thì mọi thành viên trong khu nhà sẽ đều phải gánh chi phí xây tầng hầm vào tiền mua căn hộ nhà mình. Từ đây sẽ xảy ra một nghịch lý, nhà nghèo không có ôtô cũng phải trả chi phí cho nhà giàu”.

Ông Nam cũng cho biết luật quy định rõ giá mua chỗ gửi xe tại chung cư là dựa trên quan hệ thỏa thuận giữa chủ đầu tư với khách hàng. Dịch vụ trông xe và các dịch vụ an ninh thì do UBND cấp tỉnh đưa ra giá trần. Tuy nhiên luật cũng quy định chủ đầu tư được phép vượt giá trần nếu có thỏa thuận với khách hàng. Chính vì điều này mà chủ đầu tư có thể chủ động “ngã giá” với khách hàng mà không vi phạm luật. “trước cơ chế thị trường, trao đổi thỏa thuận, người mua phải tự chịu trách nhiệm, phải tìm hiểu kỹ các yếu tố pháp lý liên quan tới quyền lợi và có ý thức tự bảo vệ mình”, ông Nam chia sẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *