Kinh nghiệm từ phong trào toàn đân thu gom rác thải, bảo vệ môi trường ở một địa phương

Nằm ở phía Nam tỉnh Quảng Bình, huyện Quảng Ninh có 13 xã, thị trấn đồng bằng, 01 xã vùng bãi ngang ven biển và 02 xã miền núi có điều kiện  giao thông đi lại còn khó khăn đó là trường Xuân và trường Sơn. trong 10 năm trở lại đây, cùng với việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” do Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động thì ý thức bảo vệ môi trường sống, vấn đề thu gom rác thải, xử lý rác thải theo quy định và xây dựng cảnh quan nông thôn xanh – sạch – đẹp của nhân dân ở cả 119 thôn, bản, tiểu khu đã đã được nâng lên rất nhiều, góp phần quan trọng vào việc xây dựng thôn, bản, tiểu khu đạt các danh hiệu làng văn hoá cấp huyện, cấp tỉnh, khu dân cư tiên tiến, khu dân cư xanh – sạch – đẹp.

Theo lời giới thiệu của cán bộ phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Quảng Ninh, chúng tôi về thăm các thôn Văn La, Lương Yến xã Lương Ninh để trực tiếp mục sở thị cách mà người dân nơi đây bảo thu gom rác thải và bảo vệ môi trường.

phía bắc giáp thành phố Đồng Hới – trung tâm tỉnh lỵ tỉnh Quảng Bình, phía nam nằm giáp thị trấn Quán Hàu, trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá huyện Quảng Ninh, nên từ lâu, xã Lương Ninh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội. Tuy vậy cũng như nhiều vùng nông thôn khác, vấn đề thu gom rác thải bảo vệ môi trường chính là vấn đề cấp bách nhất mà lãnh đạo chính quyền xã Lương Ninh và các thôn trên địa bàn đã nhiều lần trăn trở, bàn bạc…Và từ năm 2002 đế nay, nhờ phát động tốt phong trào toàn dân thu gom rác thải bảo vệ môi trường  mà các đường làng, ngõ xóm  ở Lương Ninh ngày càng xanh- sạch – đẹp, tạo bầu không khí trong lành, thoáng mát, dễ chịu cho nhân dân.

Ông Văn Viết Minh, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐND xã Lương Ninh cho chúng tôi biết:  trước năm 2002, việc thu gom và vận chuyển rác thải, xã và các thôn đã giao cho Xã đoàn và chi đoàn các thôn phụ trách. Nhưng do kinh phí hạn hẹp, một hộ gia đình chỉ đóng 3000/1 tháng cho nên việc thuê xe thu gom rác hàng tháng không đạt kết quả, nhiều địa bàn rác vẫn chưa được thu gom triệt để, ô nhiễm môi trường vâẫ còn. trước tình hình đó, xã Lương Ninh đã chỉ đạo các thôn, xóm tổ chức họp dân để tìm cách tháo gỡ khó khăn. trong đó nhân dân đã nhất trí thành lập các tổ thu gom rác theo từng thôn, mỗi thôn từ 5 đến 6 người, mỗi gia đình đóng góp tiền phí thu gom rác từ 5 đến 7 ngàn đồng/1tháng. Sau khi thành lập được các tổ thu gom rác, xã đã đứng ra đầu tư xây các bể chứa rác cố định làm điểm tập kết tại các thôn và xin phép địa điểm đổ rác ở gần khu vực Đồng Hới. Hàng ngày các hộ gia đình tự thu gom rác và đưa ra đổ tại hố chứa rác tập trung, một tháng một lần, xã sẽ thuê xe đến thu gom và đưa đi đổ ở bãi. Nhưng cách làm này hoàn toàn chưa mang lại hiệu quả vì quán trình rác chứa trong hố tập trong gần 1 tháng, gặp trời mưa ẩm, ướt  nên đã diễn ra quá trình phân huỷ rất nhanh có mùi hôi thối và  mất vệ sinh. Sauk hi bàn bạc nhiều lần, nhân dân các thôn Văn La, Lương Yến đưa ra sáng kiến là mỗi gia đình tự chịu trách nhiệm thu gom rác tại nhà, cho vào bao buộc kín, đúng ngày 14 và ngày 30 hàng tháng thì mang ra tập kết ở đầu các ngõ, tổ thu gom rác sẽ cho xe đến thu gom mang đi…Thấy hiệu quả thu gom rất lớn, giá cả đóng góp lại tương đối rẻ, cho nên từ chỗ 50%, 70% số hộ ở Lương Ninh tham gia đóng góp tiền thu gom rác, đến nay cả 840 hộ ở 2 thôn Văn La, Lương Yến đều đã tham gia đóng góp và thu gom rác thải làm sạch môi trường…

Bây giờ nếu có dịp đến thăm các thôn ở xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, trước mắt ta sẽ là những đường làng ngõ xóm được quét dọn sạch sẽ, tươm tất, làm cho môi trường sống thật trong lành, dễ chịu…

Thiết nghĩ, những cách làm khá đơn giản nhưng hiệu quả ở Lương Ninh trong việc huy động toàn dân tham gia phong trào thu gom rác thải và bảo vệ môi trường nông thôn là những kinh nghiệm hay mà các địa phương ở Quảng Bình nói riêng và nhiều vùng nông thôn khác nên tham khảo, học tập và làm theo.

Một địa phương khác cũng đã có nhiều cách làm hay để bảo vệ môi trường sống ở nông thôn ngày càng đảm bảo, đó là thôn Hoà Bình – xã Tân Ninh. Ở đây, gần 100% người lao động sinh sống bằng nghề nông nghiệp, buổi ngày hầu hết bà con đều ở ngoài đồng, nhưng nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, mà từ nhiều năm nay, môi trường sống, vấn đề rác thải ở Hà Bình đã được cải thiện đáng kể. Theo chúng tôi được biết, để nâng cao được ý thức của người dân về việc để rác đúng nơi quy định, trong các cuộc họp thôn hay trong các buổi sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể như Đoàn Thanh niên, Chi hội phụ nữ, Chi hội Nông dân, Chi hội Cựu chiến binh…vấn đề rác thải và bảo vệ môi trường đều được đưa ra bàn bạc thường xuyên, phân công trách nhiệm cụ thể cho nên, ở Hoà Bình từ lâu đã hình thành nhiều đoạn đường tự quản thực sự trở thành đoạn đường kiểu mẫu về tiêu chí xanh – sạch – đẹp. Sau khi được phân công quản lý, phụ trách một đoạn đường cụ thể, hàng tuần vào các ngày Thứ bảy và Chủ nhật, các tổ chức đoàn thể đều phát động đoàn viên, hội viên của mình tham gia làm vệ sinh thu gom rác thải, thu gom các chất thải nông nghiệp ở các tuyến đường. Việc bình xét các danh hiệu cuối năm như gia đình văn hoá, thôn văn hoá hay danh hiệu các tổ chức đoàn thể cũng dược gắn với hiệu quả củ công tác bảm đảm vệ sinh môi trường, thu gom rác thải…Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và có sự phân công trách nhiệm cụ thể, có sơ kết, tổng kết, đánh giá, xếp loại mà phong trào toàn dân thu gom rác thải, bảo vệ môi trường nông thôn ở thôn Hoà Bình, xã Tân Ninh đã thực sự phát huy hiệu quả.

Một điển hình khác làm rất tốt phong trào toàn dân bảo vệ môi trường ở khu dân cư ở huyện Quảng Ninh mà chúng ta không thể không nhăc đến, đó là xã miền núi trường Sơn. Nằm cách xa trung tâm huyện lỵ, dân sô ở trường Sơn chủ yếu là dân tộc Vân Kiều và một ít dân tộc Lào, điều kiện giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, nhưng nhiều năm nay xã trường Sơn  đã được biết đến như một diển hình về làm tốt công tác bảo vệ môi trường nông thôn. Vì dân sô chủ yếu là đồng bào Vân Kiều, nhận thức còn hạn chế, cho nên cấp uỷ, chính quyền, mặt trận và các tổ chức đoàn thể ở trường Sơn rất coi trọng công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ môi trường. Cũng như cách làm của thôn Hà Bình, xã Tân Ninh là giao nhiệm vụ cho mỗi tổ chức đoàn thể chịu trách nhiệm một đoạn đường cụ thể với các tên gọi như “Đoạn đường Thanh niên”, “Đoạn đường phụ nữ”, “Đoạn đường Cựu chiến binh”…thì chính quyền, đoàn thể các thôn ở trường Sưon còn mạnh dạn giao cho môi cán bộ, đảng viên chịu trách nhiệm phụ trách các đoạn đường cụ thể và phụ trách công tác vận động các thôn, xóm, bản, cụ thể, cho nên hiệu quả công tác vận động đạt được cũng rất cao. Ngoài ra việc gắn công tác thi đua như cách làm ở thôn Hoà Bình, xã Tân Ninh cũng đã tạo ra động lực để các khu dân cư, các hộ gia đình phấn đấu, thi đua thực hiện. Nhờ vậy, đến nay, 100% đường làng, ngõ bản ở trường Sơn thường xuyên được đảm bảo xanh – sạch – đẹp và có nhiều tuyến đã trở thành con đường kiểu mẫu…

Không chỉ các thôn, xã như Hoà Bình, Lương Ninh, trường Sơn, mà hiện nay ở huyện Quảng Ninh, đa số các xã, thị trấn đều làm rất tốt công tác thu gom rác thải, bảo vệ môi trường nông thôn, góp phần xây dựng thành công đời sống văn hoá ở các khu dân cư. Thiết nghĩ, những kinh nghiệm hay, những cách làm tốt về công tác bảo vệ môi trường ở nông thôn cần được học tập, phổ biến và nhân rộng…   

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *