Nhọc nhằn nghề thợ nề

tốc độ hoá đô thị ngày càng nhanh đồng nghĩa với những công trường xây dựng mọc lên như nấm. và ở những nơi ấy đã thấm đẫm mồ hôi của những người thợ xây dựng. công việc nặng nhọc lại nhiều rủi ro và tai nạn lao động luôn rình rập họ. nhưng, mấy ai đã thấu hiểu hết cuộc sống nhọc nhằn cùng chế độ, tiền công, bảo hiểm xã hội cho những người thợ xây lên các công trình làm đẹp cho tổ quốc.

nhọc nhằn nghề thợ nề
ảnh: la duy

kiếm cơm nơi quê người

anh nguyễn hữu thịnh (quê nam định) làm thợ xây rồi giữ chân “cai thầu” thâm niên cả chục năm trời ở chốn kinh kỳ cho biết, có trong tay hàng chục thợ toàn là họ hàng ở quê, cho biết, đất canh tác hết dần, thất học, thiếu việc làm cộng với đói nghèo buộc họ phải xa quê đi làm thợ xây, thợ sắt kể cả những công việc phổ thông, nặng nhọc nhất tại các đô thị. nhiều vùng quê trai tráng cứ 16 – 17 tuổi lại kéo nhau ra thành phố  để làm thợ. sau những tháng ngày “dầm mưa, dãi nắng” trên những công trình xây dựng, mãi sau rằm tháng chạp họ mới về quê lo tết. nơi ở hàng ngày của họ là những góc lán công trường, tấm gỗ cốp pha kê tạm thay giường, chen chúc, chật chội. trên vách lán là những bộ quần áo lao động đủ kiểu giăng kín, dính đầy vôi vữa trộn lẫn mồ hôi cứ tha hồ “thăng hoa” nồng nặc. bữa cơm đạm bạc hàng ngày của họ cũng có thịt, rau xanh nhưng quả thật đối với người khác cũng khó mà nuốt nổi. bảy người thợ xây mà tiền chợ mỗi bữa không quá 50.000đ (tiêu chuẩn 7.000đ/người/bữa) họ chỉ dám mua gạo rẻ tiền để được ăn no, thịt thủ lợn cùng hơn chục bìa đậu phụ, ít hành, dăm quả cà chua sốt lên với món chính là rau muống luộc. khổ là thế nhưng cũng còn sang gấp mấy lần bữa ăn nơi xóm vắng quê nghèo của họ.

anh đào văn chính, tổ trưởng tổ làm sắt tại công trình xây dựng q.cầu giấy bộc bạch: thợ quê đâu có được học nghề, phần vì văn hoá thấp, phần vì nghèo. kẻ đi làm trước dạy nghề cho người làm sau, rồi mấy lúc cũng thành thợ. anh nguyễn văn vĩnh (quê vĩnh phúc) gần chục năm làm thợ nề kể nhà anh cũng mấy đời làm thợ nề, cha truyền con nối, em tiếp bước anh, chẳng ai được học nghề chính quy. và theo anh vĩnh, thợ nề là vậy, chẳng ai đòi hỏi bằng cấp chứng chỉ gì, kể cả cty nhà nước, khi cần là họ gọi và trả lương đầy đủ. anh nguyễn hữu thuận, 25 tuổi (quê phú thọ) làm thợ nề lâu năm kể lại bài học đầu tiên của anh là xách vữa, trộn vữa, khuân gạch… phụ nề phải xách được 200 – 300 xô vữa mỗi ngày, cho đến khi thợ nề chính là mỗi ngày xây, trát ít nhất phải đạt 10 – 12m2 tường.

tai nạn luôn rình rập

hầu hết những người thợ xây dựng tự do làm ngắn hạn trên các công trình, khi hỏi về hợp đồng lao động thì họ chỉ lắc đầu, cười: “hợp đồng gì đâu, toàn là anh em trong họ, cùng làng tin nhau, rủ đi làm xa để có thu nhập”. như một thông lệ bất thành văn, trung bình tiền công thợ phụ từ 30 – 40 nghìn, thợ chính 60 – 70 nghìn đ/ngày. mỗi tháng trung bình thợ xây dựng công trường thường thu nhập từ 1,2 – 1,8 triệu đồng, nhưng thực tế họ chỉ được nhận 70 – 80% số tiền công đó, phần còn lại chủ thầu hoặc cai thầu thanh toán sau khi đã hoàn thành công trình để ràng buộc thợ. vì vậy, chậm trễ lương hay quỵt tiền công của thợ thường xảy ra, ít có thợ được nhận đủ 100% tiền công, trừ khi tiếp tục làm tiếp cùng với cai thầu ở những công trình khác. để lấy lại được 20 – 30% tiền công còn lại là rất vất vả, bởi người ta tìm đủ mọi cách để trừ dần. nào là trừ tiền do phải di chuyển, nào là tiêu hao quá vật liệu, trừ tiền do làm hỏng công cụ, phương tiện lao động… luật lao động thì quy định rất rõ là dn sử dụng lao động có hợp đồng 3 tháng trở lên phải đóng bhxh… thế nhưng với cách lao động, làm việc kiểu “tin nhau là chính” nêu trên thì việc đóng bhxh xem ra chỉ là chuyện xa vời.

ai cũng biết công việc này đã nặng nhọc lại còn đầy hiểm họa, nhưng vì miếng cơm manh áo họ vẫn phải làm. và vì không được đào tạo nên công tác an toàn lao động thường bị họ bỏ qua. có thợ khi đeo dây thắt an toàn không chắc chắn, không kiểm tra nên khi làm việc trên cao, cả người rớt xuống. có người ngồi ngay trên mép giàn giáo hút thuốc lào say quá cũng ngã bất thần gây tai nạn… nhẹ thì trật gân trầy khớp, nặng thì què chân gẫy tay hoặc rủi ro cao nhất là tử vong. những tai nạn ấy, chủ công trình hỗ trợ, cả viện phí được 7 triệu đồng. cái giá quá rẻ cho thương tật mà người thợ phải gánh chịu suốt đời. cả khi họ có tử nạn cũng chỉ được chủ sử dụng đền bù dăm chục triệu đồng mà thân nhân người bị nạn cũng đành phải chấp nhận, không thể kiện tụng vì không có hđlđ lẫn bhxh vì “tin nhau, rủ nhau đi làm” để mưu sinh là chính.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *