Phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng ở TP.HCM: Báo động !

Đồng loạt kiểm tra 20 chung cư, siêu thị, cao ốc từ 10 tầng trở lên trên địa bàn Tp.HCM, Sở Cảnh sát pCCC phát hiện gần như 100% đơn vị vi phạm quy định pCCC. Điều đáng nói là nhiều nơi đã bị kiểm tra và xử phạt nhiều lần nhưng vẫn tiếp tục vi phạm.


Một buổi diễn tập của Sở cảnh sát pCCC.

Dân thờ ơ với pCCC

trong 176 lỗi được phát hiện, vi phạm tập trung vào hệ thống thoát hiểm và điện không an toàn; phương tiện chữa cháy thiếu hoặc không đạt chất lượng, các giải pháp ngăn cháy không đúng quy định… Điển hình nhất có thể kể đến như cao ốc An Cư, trường ĐH Công nghiệp Tp.HCM… Rất nhiều lỗi vi phạm đã được lực lượng chức năng phát hiện và xử phạt nhiều lần, song những đơn vị này vẫn không khắc phục.

Đáng báo động như chung cư Miếu Nổi, siêu thị Big C. Tại chung cư Miếu Nổi, lực lượng pCCC tại chỗ còn quá mỏng, chỉ có 8 người đã qua lớp huấn luyện về pCCC, thế nhưng hệ thống bơm chữa cháy không duy trì được áp lực trong đường ống, nên hệ thống không thể tự khởi động như thiết kế ban đầu. Mặt khác, lối thoát nạn không đảm bảo an toàn, lối lên sân thượng BQL tự ý làm cửa sắt kéo và khóa lại; cầu thang thoát nạn để tủ gỗ và là nơi để thùng rác. Cửa vào các buồng thang đều là cửa sắt và không tự đóng theo quy định. Tại các dãy hành lang, đèn chiếu sáng sự cố không hoạt động, thiếu các bảng hướng dẫn lối thoát nạn cho người dân trong khi đây là yêu cầu cần thiết đối với các chung cư và nhà cao tầng.

Tại siêu thị Big C, việc sắp xếp hàng hóa lấn chiếm lối thoát nạn, không có giải pháp chống cháy lan giữa kho hàng và khu buôn bán; còn để tủ điện trong kho,…điều đáng nói hơn là để máy hàn trong kho và ngoài hành lang siêu thị có một kho gas không đảm bảo các quy định an toàn.

Sau vụ cháy tại một chung cư ở Hà Nội, Sở Cảnh sát pCCC Tp.HCM tiếp nhận khá nhiều bản tự khai của Ban quản trị các chung cư cao tầng trên địa bàn. Hầu hết các bản tự khai này đều khai hệ thống chữa cháy không đạt chất lượng, hoặc không có; khoảng trống cho xe chữa cháy cũng không, vì chủ đầu tư chiếm hết chỗ trống để kinh doanh. Ban quản trị do đại diện người dân đứng ra quản lý, không thể khắc phục những lỗi vi phạm về pCCC không thuộc về mình.Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất vẫn là ý thức của người dân. Qua kiểm tra cho thấy, nhiều người sống trong chung cư rất thờ ơ với việc pCCC, thể hiện qua việc câu mắc điện tùy tiện; bày hàng hóa tràn lan ra hành lang; xả rác, vứt tàn thuốc bừa bãi… Những thói quen nguy hiểm này là nguyên nhân gây ra nhiều vụ cháy nhưng người dân chỉ khắc phục khi có mặt đoàn kiểm tra, còn sau đó thì đâu lại vào đấy.

Tăng mức xử phạt để răn đe

trước thực trạng trên, Sở Cảnh sát pCCC đã kiến nghị UBND Tp tăng tiền phạt từ gấp đôi cho đến 40 lần so với mức phạt cũ (quy định tại Nghị định 123) đối với một số hành vi như không niêm yết nội quy pCCC; sản xuất, kinh doanh chất nguy hiểm về cháy nổ không có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn về pCCC; không có biện pháp chống cháy lan khi sử dụng thiết bị điện; bố trí nơi đun nấu không bảo đảm an toàn về pCCC…

Theo thiếu tướng trần triều Dương – Giám đốc Sở Cảnh sát pCCC Tp.HCM, mức phạt theo Nghị định 123 của Chính phủ còn thấp, không đủ răn đe. Chính vì số tiền phạt quá thấp so với số tiền phải khắc phục nên rất ít đơn vị chịu thực hiện. Ngoài ra, việc Nghị định quy định cháy thiệt hại dưới 50 triệu đồng thì phải đóng phạt, còn thiệt hại trên số tiền này thì… khỏi đóng, nên nhiều đơn vị đã mua bảo hiểm để lỡ bị cháy thì… để cho cháy luôn. Đây chính là kẽ hở để các cơ sở lơ là việc đầu tư phòng cháy.

Sở Cảnh sát pCCC cho biết, hiện trên địa bàn Tp đang mọc lên rất nhiều những công trình đặc biệt, có tính đặc thù, chẳng hạn như các công trình “siêu cao tầng”. trong khi đó, trong tất cả các văn bản pháp luật hiện hành, chưa có bất kỳ tiêu chuẩn hay quy định thiết kế nào về pCCC với các công trình này. Bên cạnh đó, nhiều chung cư đã và đang sử dụng hệ thống khí đốt hóa lỏng để sản xuất, kinh doanh và phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Các hệ thống này có nguy cơ cháy, nổ cao, song lại không có trong danh sách các dự án, công trình thuộc diện phải thiết kế và thẩm duyệt về pCCC. Vì vậy, Sở Cảnh sát pCCC đã đề nghị UBND Tp kiến nghị Chính phủ điều chỉnh bổ sung đối tượng trên vào diện “Hồ sơ thiết kế phải được cơ quan có thẩm quyền về pCCC duyệt”, cũng như phải đổi đối tượng bảo trì hệ thống pCCC.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *