Thống nhất thế là phạm luật

lâu nay trong điều tiết giá cả một số mặt hàng, nhất là những mặt hàng đặc thù, thiết yếu, người ta hay dùng số đông để đi tới “thống nhất” tăng hay giảm theo hướng ổn định thị trường, người tiêu dùng được hưởng lợi từ các chính sách đó, một mặt dn vẫn làm ăn tốt…. ở những thời điểm khó khăn, người tiêu dùng đành chịu thiệt khi giá cả tăng cao, nhưng trong hoàn cảnh thuận lợi, thì dn cũng cần phải chia sẻ với người tiêu dùng.
 
như trên thị trường thép thời gian qua, suốt từ cuối năm 2007 đến hết quý ii/2008, các doanh nghiệp sản xuất thép đều kêu trời vì giá phôi thép tăng cao, giá thép thành phẩm theo đó cũng “đội” lên. nhiều dn thép đã phải xuất ngược phôi để thu hồi vốn, thậm chí còn kiến nghị nhà nước giảm thuế xuất khẩu… và hệ quả là người dân, nhiều doanh nghiệp xây dựng lãnh đủ do giá thép xây dựng cứ tăng “như vũ bão”. công trình đắp chiếu, hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm.
 
đó là thời điểm khó khăn, thế nhưng cho đến thời điểm cuối quý iii, đầu quý iv này, thị trường diễn biến thuận lợi hơn, giá thép giảm (có doanh nghiệp đã giảm giá xuống dưới 10 triệu đồng/tấn). người dân và dn bắt đầu mừng thầm vì đây cũng là thời điểm nước rút cuối năm cần kíp phải hoàn thành những công trình, hạng mục công trình đúng tiến độ. nhưng niềm vui chưa kịp nhen thì hiệp hội thép việt nam (vsa) đã “kiến nghị tăng thuế nhập khẩu thép thành phẩm”, thống nhất ngừng giảm giá, giữ giá thép mức 13,5-14 triệu đồng/tấn. động thái này như gáo nước lạnh dội vào niềm vui vừa hé của các dn và cũng đồng thời đi ngược lại những cam kết cạnh tranh lành mạnh trong cơ chế thị trường, trái với những điều khoản mà luật cạnh tranh quy định. ở đây yếu tố pháp lý dường như đã bị các dn hội viên của vsa bỏ qua, phớt lờ. 
 
những thỏa thuận, đề xuất trong tình thế nhạy cảm kiểu như vsa lâu nay dường như không hiếm, nhất là lĩnh vực ngân hàng, hàng hóa, dịch vụ… kiểu như việc hiệp hội ngân hàng ấn định mức lãi suất trần cho các ngân hàng hội viên khi lãi suất ngân hàng có nhiều biến động hồi đầu tháng 4 vừa qua, nói như các chuyên gia kinh tế: không khác gì các ngân hàng trong hiệp hội cùng nhau chèn ép người gửi tiền tiết kiệm. và bây giờ là mặt hàng thép, đến lượt các chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng và người dân có nhu cầu lẽ ra có thể mua được thép với giáhợp lý theo từng thời điểm thị trường nếu không bị vsa ấn định giá bán.
 
các doanh nghiệp, hiệp hội phải tìm cách bảo vệ và xoay xở để tìm lối thoát cho mình trong lúc khó khăn, để tìm kiếm lợi nhuận tốt nhất là lẽ thường. nhưng không phải bằng mọi giá và bằng những thỏa thuận, những cái bắt tay liên kết đi ngược lại những quy định của pháp luật. thực tế cho thấy, có khá nhiều hiệp hội doanh nghiệp ngành hàng lâu nay đã họp và đưa ra những thỏa thuận về giá mang tính hạn chế cạnh tranh mà quên đi rằng luật pháp cấm những quy định kiểu này. nguy hiểm hơn, có những thời điểm do bức xúc trong điều hành và lo lắng cho thị trường nên một số nhà quản lý cũng “quên” những điều pháp luật cấm mà “đồng thuận” trước các đề xuất từ phía dn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *