Tổ ấm thứ hai của những người thợ áo lính

ta đi trong mưa bay
nửa khuất dưới cây, nửa mờ trong đá
nhà máy thân yêu
khuất sau rặng núi rồng
nắm tay nhau ấm lại một mảnh trời.
cùng đất đá trở mình trong nghìn độ…

những vần thơ tha thiết của những người thợ áo lính nhà máy xi măng 78 quốc phòng đã làm tôi nhớ lại những buổi đầu xây dựng nhà máy cách đây 30 năm. những người thợ áo lính – những đoàn viên công đoàn có mặt đầu tiên đến đây khởi nghiệp dựng xây nhà máy xi măng 78 như: lê văn hưởng, nguyễn ngọc tuấn, vũ quốc khái, bùi bá sơn, hoàng kim khổng, nguyễn duy vỵ cùng giám đốc nguyễn duy nhất đã vượt mọi khó khăn, tập trung xây dựng nhà máy; thi công đường dẫn điện công nghiệp và đường dẫn nước bảo đảm cho sản xuất, xây dựng đời sống, tìm nguồn khai thác nguyên vật liệu cho sản xuất của nhà máy. sau khi hoàn thành xây dựng, lắp đặt thiết bị, máy móc, triển khai nhà xưởng, lãnh đạo nhà máy đã chung vai, chung sức cùng cbcnv đưa nhà máy đi vào hoạt động sản xuất ổn định ngay sau ngày khánh thành (22/12/1978).

tổ ấm thứ hai của những người thợ áo lính
lễ bàn giao nhà tình nghĩa do nhà máy xi măng 78 xây dựng.

trong điều kiện đời sống khó khăn của những năm đầu đi vào sản xuất, đảng bộ nhà máy đã biết dựa vào sự hoạt động tích cực của các đoàn thể quần chúng, trong đó có vai trò đi đầu của các đoàn viên công đoàn trẻ, năng động, có trình độ khoa học kỹ thuật để phát huy sáng kiến trong lao động, tập trung xây dựng doanh trại, tăng gia sản xuất tại chỗ, góp phần từng bước ổn định đời sống của cbcnv. nhiều đoàn viên công đoàn tích cực như các đồng chí: thuyên, dương, ngân, thuỷ, xuân, vinh đã cùng lãnh đạo đơn vị làm thêm được 20 gian nhà mới, sản xuất tự túc được nhiều vlxd như tranh, tre, nứa phục vụ cho xây dựng doanh trại, đẩy mạnh tăng gia, sản xuất tại chỗ, thực hiện phong trào xây dựng hậu cần 4 tốt nhằm phục vụ tốt công tác sxkd của nhà máy. thời kỳ đầu nhà máy thực hiện nhiệm vụ sản xuất cũng là thời kỳ kinh tế đất nước cực kỳ khó khăn do khủng hoảng kinh tế thế giới, sự cấm vận, bao vây kinh tế của các thế lực thù địch. đời sống cbcnv gặp nhiều gian khổ, thiếu thốn. trong khi đó, yêu cầu sản xuất xi măng của đất nước phục vụ cho quốc phòng, xây dựng lại đòi hỏi tăng cả về số lượng, lẫn chất lượng, đảng bộ nhà máy cùng tập thể công đoàn, đoàn thanh niên đã dám nghĩ, dám làm, tự lực cánh sinh, vượt khó trong sản xuất vừa hoàn thiện dây chuyền công nghệ vừa tháo gỡ, khó khăn nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. công đoàn nhà máy đã phát động nhiều phong trào thi đua với nội dung thiết thực, bám sát các nhiệm vụ, chỉ tiêu sản xuất đề ra, liên tục hàng chục năm qua, năm nào nhà máy cũng đạt sản lượng xi măng năm sau cao hơn năm trước, chất lượng xi măng bảo đảm, kịp thời cung ứng xi măng theo yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng vừa phục vụ nhu cầu xây dựng, đời sống dân sinh của xã hội. đơn cử như năm 1985, công đoàn đã tích cực phát huy vai trò trong công tác tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, thu hoạch được 15.000kg rau xanh, 600kg cá, 1.719kg thịt lợn, 800 lít nước mắm để cải thiện đời sống cho cbcnv nhà máy, xứng đáng là công đoàn cơ sở đạt vững mạnh xuất sắc nhiều năm liền.

thượng tá nguyễn quốc tuấn, bí thư đảng uỷ kiêm phó giám đốc nhà máy trao đổi: nếu khẳng định trải qua các đời giám đốc nhà máy trong suốt 30 năm xây dựng và trưởng thành của nhà máy như: kỹ sư nguyễn duy nhất, nguyễn ngọc tuấn, lê văn hưởng… thì tập thể cán bộ, đoàn viên công đoàn đến mọi người lao động ở đây luôn coi thế hệ các anh là những người đặt nền móng, có những đóng góp quan trọng cho sự tồn tại, phát triển của nhà máy. tiếp theo những năm của thập kỷ 90 của thế kỷ trước, lớp đoàn viên công đoàn kế tục sự nghiệp như chúng tôi tiếp tục bươn trải, vượt qua mọi cam go để khắc phục khó khăn, bảo đảm sản xuất trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt để tồn tại và phát triển. trong khó khăn, một lần nữa vai trò đầu tầu gương mẫu của những đảng viên, đoàn viên công đoàn nhà máy lại “chung lưng, đấu cật” để “vượt cạn” qua mọi thử thách khắc nghiệt của thời mở cửa, đổi mới cơ chế thị trường. bằng ý thức tự lực cánh sinh, dám nghĩ dám làm, chính những đoàn viên công đoàn đã đi học tập kinh nghiệm ở các cơ sở sản xuất xi măng có công nghệ tiên tiến, phát huy sáng kiến, ứng dụng từng bước công nghệ mới vào sản xuất, cải tiến máy móc thiết bị để nâng công suất nhà máy lên 1,5 lần.

cải tiến kỹ thuật cho dây chuyền công nghệ sản xuất ổn định hơn, môi trường giảm bớt độc hại, năm 1995, kỹ sư dân tộc nùng là lương văn long đã cùng các kỹ sư như vũ tiến thiều, phạm bằng giang, vũ quốc hoàn ngày đêm miệt mài nghiên cứu, áp dụng thay thế toàn bộ vít tải bằng máng khí động học để chuyển bột liệu và xi măng, vừa đảm bảo an toàn sản xuất, vừa giảm bớt được tiêu hao điện năng từ 4,5 – 5kw/h điện cho mỗi tấn sản phẩm. ngay như phó quản đốc, kỹ sư vũ tiến thiều khi biết có thiết bị điều khiển tự động hoá hay thiết bị tự động hoá bị hỏng hóc, nếu mang đi sửa chữa phải mất hàng tuần lễ làm sản xuất sẽ bị ngưng trệ, đã cùng đoàn viên công đoàn bộ phận cơ điện cùng kỹ sư lương văn long khắc phục sửa chữa ngay tại nhà máy chỉ mất từ 1 – 2 ngày, khi đưa vào vận hành đã tăng năng suất lại giảm chi phí từ 25 – 30% so với  phải thuê ngoài, được cbcnv cảm phục, tin yêu.

ngay cuối năm 2008, không khí nhà máy lại sôi động khi cán bộ, đoàn viên, kỹ sư, công nhân kỹ thuật toàn nhà máy đã và đang nghiệm thu chương trình có tên là power boss (chương trình tiết kiệm năng lượng thương mại thí điểm). đó là lắp đặt các bộ phận hay chi tiết “thông minh” vào các động cơ, máy móc, bộ phận trong hệ thống máy móc sản xuất có sử dụng điện năng. các chi tiết, bộ phận “thông minh” này sẽ tự động điều chỉnh mức sử dụng điện năng nhiều hay ít cho mỗi bộ phận máy móc, chi tiết máy cần thiết trong mỗi ca sản xuất ở từng thời điểm khác nhau, tiết kiệm đến 30% điện năng tiêu thụ trong mỗi động cơ có chu kỳ mang tải gián đoạn hiện nay của nhà máy.

ba mươi năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, biết bao biến cố thăng trầm của nhà máy trên vùng bán sơn địa đông bắc của tổ quốc. nói như đại tá – kỹ sư giám đốc phạm anh vương: từ bước khởi đầu  (1978), nhà máy với công suất 1 vạn tấn xi măng/năm. nhà máy tròn tuổi 20 (1998) đã nâng sản lượng lên mức 4,5 vạn tấn/năm. và, khi tròn tuổi 30 (2008) nhà máy đã đạt công suất trên dưới 9 vạn tấn/năm, tăng trưởng bình quân hàng năm của nhà máy đạt 15%. thực hiện tốt phong trào thi đua “ngành hậu cần quân đội làm theo lời bác hồ dạy”, nhà máy đã đầu tư hơn 1,5 tỷ đồng để nâng cấp trụ sở cơ quan, nhà ở và trang thiết bị làm việc, tăng gia sản xuất, chăn nuôi có lãi để nâng mức tiền ăn giữa ca cho mỗi người lao động từ 11 lên 20 nghìn đồng/ngày. thu nhập hàng tháng của người lao động từ năm 1998 chỉ đạt 800 nghìn đồng/người thì năm 2004 đã đạt bình quân 1,72 triệu đồng/tháng và năm 2008 đã đạt 2,75 triệu đồng/tháng. trình độ tay nghề, bậc thợ trung bình hiện nay của công nhân nhà máy đạt 4/7, hơn 60% cán bộ nhà máy có trình độ đại học. thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc, hiện nhà máy đã có hơn 60 cán bộ, công nhân là con em các dân tộc nùng, tày được tạo điều kiện để nâng cao tay nghề, nâng bậc thợ, có chính sách đãi ngộ thoả đáng nên họ yên tâm sản xuất, gắn bó với nhà máy như tổ ấm gia đình của họ.

nhà máy đã bước sang tuổi 30 – nói như giám đốc phạm anh vương – những thành tích đáng ghi nhận của nhà máy là xứng đáng với phần thưởng hai lần được nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng ba. nhưng để ổn định và phát triển bền vững thì nhà máy không còn cách nào khác là phải duy trì được các mối quan hệ sản xuất, quan hệ xã hội và bảo vệ tốt môi trường sản xuất thì mới bảo đảm được năng suất – chất lượng – hiệu quả kinh tế của dn trong thời kỳ hội nhập kinh tế hiện nay. điều này, có lẽ những người thợ nơi đây đã cảm nhận và tâm niệm sẽ trở thành hiện thực khi cái quý giá hơn hết thảy – đó là sau thế hệ những người đầu tiên xây dựng nhà máy, những cặp thợ, những đôi vợ chồng đã tạo dựng hạnh phúc tại chính nơi đây, gắn kết với nhà máy gần hết cuộc đời như các cặp vợ chồng, anh chị nguyễn văn minh – vũ thị hiển, phùng văn thành – nguyễn thị huyền, nguyễn hữu vô – nguyễn thị lan… sau 30 năm, thế hệ con em của họ là nguyễn hắc hải (sinh 1984), phùng đức luân (1986) hay nguyễn thị vân (1984) đã là những cử nhân, công nhân kỹ thuật, đã và đang là những tài sản, nguồn lực quý báu cho sự phát triển trong tương lai của nhà máy – tổ ấm thứ hai thân yêu của những người thợ áo lính nơi biên cương đông bắc của tổ quốc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *