Triển vọng kinh tế dài hạn tại Việt Nam rất hấp dẫn

trong bài viết  của mình đăng trên thời báo kinh tế singapore vào trung tuần tháng 8, nhà báo harish mehta, phóng viên bt’s indo-china, nhận định: mặc dù phải hứng chịu trận lụt tồi tệ nhất trong hàng thập kỷ qua, trên thực tế việt nam đang rất thành công về kinh tế và đang tiến sát ngưỡng trở thành một nước có mức thu nhập trung bình.
 
“sự tăng trưởng của việt nam thật phi thường. trong những năm đầu đổi mới, đất nước này tự tái thiết hoàn toàn dựa vào sức mình, không cần đến sự giúp đỡ từ bên ngoài. mặc dù hứng chịu lượng bom đạn còn nhiều hơn cả châu âu trong thế chiến thứ ii nhưng việt nam không hề cần đến bất kỳ sự trợ giúp nào như kế hoạch marshall mà mỹ dành cho châu âu,” harish mehta viết.
 
theo tác giả, việt nam sẽ đạt được mức thu nhập bình quân 1.000 usd vào năm 2010. ngân hàng thế giới (wb) cho biết, mức thu nhập bình quân của đại bộ phận người dân việt nam đã tăng từ 250 usd năm 1995 tới 835 usd vào năm ngoái. trong 10 năm qua, việt nam luôn là một trong số những nền kinh tế thành công nhất trên thế giới, với tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hằng năm 7,3% từ 1995-2005 và mức nhập bình quân đầu người tăng 6,2% mỗi năm.
 
hội nghị liên hợp quốc về thương mại và phát triển (unctad) đã tuyên bố vào tháng 6/2003 rằng việt nam không còn là một nước kém phát triển, căn cứ vào những nỗ lực cải thiện chỉ số con người, nhất là về dinh dưỡng, sức khỏe và giáo dục.
tác giả bài viết khẳng định rằng, chỉ hai năm nữa thôi, việt nam sẽ ở ngưỡng cửa trở thành nước có mức thu nhập trung bình, và cho rằng thành công đặc biệt này là nhờ chủ trương của đảng cộng sản việt nam mở cửa nền kinh tế để thu hút đầu tư nước ngoài và khuyến khích sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân trong nước.
 
harish mehta chỉ ra rằng, mặc dù có một vài dấu hiệu chững lại, nhưng với tốc độ tăng trưởng gdp đầu năm nay khoảng 6,7% và giá trị sản xuất công nghiệp ở mức 16,5%, việt nam hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu phát triển kinh tế 7% trong năm 2008.
 
“các nhà đầu tư lớn nước ngoài đều công nhận, bất chấp những lo ngại trước mắt về kinh tế, triển vọng kinh tế dài hạn của việt nam vẫn rất hấp dẫn,” tác giả viết và trích dẫn nhận định mới đây của tổ chức xúc tiến thương mại nhật bản (jetro) rằng, việt nam có khả năng trở thành địa điểm sản xuất tốt nhất tại châu á trong vòng 5-10 năm tới bởi vì có đến 9 trong số 10 doanh nghiệp nhật bản tại việt nam đều khẳng định sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh tại đất nước này trong vòng 1 hoặc 2 năm tới.
 
thực tế, việt nam thu hút được 31,6 tỷ usd đầu tư nước ngoài trong nửa đầu năm nay, gấp 3,7 lần cùng kỳ năm 2007. tuy nhiên, mức giải ngân thực tế thường chậm, đặc biệt các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng lớn.
 
do đó, để đạt được kết quả tốt hơn nữa, nhà báo harish mehta nêu lại 6 nhiệm vụ ưu tiên mà wb đã chỉ ra cho việt nam: (1) đổi mới toàn diện khu vực ngân hàng; (2) thiết lập các quy định quản lý phát triển cơ sở hạ tầng và khắc phục tình trạng thiếu năng lượng, nước và giao thông vận tải; (3) tạo ra một hệ thống an sinh xã hội về y tế, trợ cấp và hỗ trợ người thất nghiệp, cũng như cải thiện chất lượng giáo dục; (4) bảo vệ môi trường tốt hơn nữa; (5) xây dựng một chính quyền minh bạch, hiệu quả và có trách nhiệm; và (6) áp dụng mạnh mẽ luật phòng chống tham nhũng. 
 
tác giả đi đến kết luận: với các giá trị về gia đình, doanh nghiệp và xã hội đậm chất châu á còn nguyên vẹn tới ngày nay, việt nam cho thấy nguồn tài nguyên quan trọng nhất của mình chính là con người, những người khao khát cuộc sống tốt đẹp hơn và sẵn sàng làm việc hăng say để đạt được điều đó.  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *