Tự thiết kế kệ sách

tự thiết kế kệ sách
chắc hẳn ở ngoài hàng bạn không thể tìm được một kệ sách vừa vặn thế này.

kệ sách ở ngoài hàng thì thiếu gì. đúng vậy, có điều chúng được tạo hình theo một khuôn mẫu với kích thước cố định, đôi khi khiến bạn mất ngày mất buổi mà không chọn được món ưng ý cho góc trống trong ngôi nhà. bạn thử đóng lấy một chiếc giá sách xem sao.

tự thiết kế kệ sách
lắp thêm kệ sách ở góc chết này quả là hợp lý.

về nguyên vật liệu:có nhiều loại gỗ ván thích hợp như ván ép, ván okal, mdf hay gỗ ván tự nhiên đã qua tẩm sấy. đóng kệ không cần khung xương, chỉ dùng các loại ván dày 1,8-2 cm. giản tiện hơn, bạn có thể dùng các loại ván nhân tạo, giá rẻ, bề mặt đã xử lý nhẵn như ván ép, okal và mdf; hoặc loại trên mặt ván có dán lớp ván lạng (veneer) từ gỗ tự nhiên “bóc” ra; hoặc ván có lợp một lớp như formica. hoặc bạn cứ giữ nguyên bề mặt ván nhân tạo, sau khi đóng ráp xong, quét lên lớp pu trong bảo vệ mà vẫn giữ được sắc diện của mặt gỗ.

nếu để trang trí bằng gỗ thật và sử dụng lâu dài, gắn kết với công trình nhà ở, bạn có thể dùng gỗ tự nhiên có nhiều hoa văn và sắc độ như gỗ xoan đào, còng trắng, bạch tùng, hồng tùng, dầu gió hoặc gỗ ghép thanh mang nhiều vân sắc.với nhiều sắc và vân gỗ, bạn có thể chọn tông thích hợp để tạo một mảng nhấn trong phòng bài trí kệ sách này.

chèn kệ vào giữa hai tủ.

đo đạc và thiết kế: nên dựa vào vị trí cụ thể tại một góc, phía tường hay giữa hai cột nhà… để đo cho chính xác. thường kệ sách có bề rộng (bề dày) khoảng 25 cm, tuy nhiên tùy yêu cầu sử dụng cũng như hiện trạng thực tế mà có thể làm kệ dày 20-30 cm hoặc hơn. chiều cao và chiều ngang tùy thuộc vị trí có được ngay trong phòng và dựa vào đó để phân chia, rọc ván không bị lỡ, hụt. quy cách ván nhân tạo chuẩn: 1,22×2,44 m, ngoài ra còn loại 1×2 m; từ đó có thể chọn phía để rọc; đo và kẻ trước trên mặt ván. ví dụ: một tấm ván chuẩn có thể thiết kế kệ với kích thước 1,2×1,6 m bằng cách lấy chiều dài (2,4 m) rọc thành hai tấm: tấm a: 1,6×1,2 m và tấm b: 0,8×1,2 m. lấy tấm a rọc được 4 tấm (0,25×1,6 m) làm những thanh ngang của kệ và dùng tấm b rọc lấy 2 tấm (0,25×1,2 m) làm thanh đứng áp hai bên hông kệ. những tấm thừa còn lại cắt làm thanh chống đỡ giữa các ngăn kệ.

sau khi đã có các miếng ván rọc ra theo thiết kế trên giấy, chỉ việc kết ráp bằng vít chìm lục giác hay vít ba-ke. các cửa hàng bán ván có thể chỉ cho bạn chỗ gia công rọc ván bằng máy, giá khoảng 3.000 đồng/đường rọc. như vậy, với khoảng 190.000 đồng là bạn có được cái kệ như ý (1,2×1,6 m); vì giá tấm ván ép 140.000 đồng + 21.000 đồng (7 đường rọc) + 30.000 đồng (sơn và đinh vít).

kệ làm bằng gỗ tự nhiên.

với gỗ tự nhiên đã qua tẩm sấy có nhiều quy cách, từ bề dày miếng ván đến bề mặt ván rộng 20-25-30 cm… và cả chiều dài. từ đây, tùy thuộc kích thước kệ để ý chọn mua ván vừa đủ, phù hợp, không để hao, cắt bỏ nhiều. có nhiều nơi gia công bào và cắt ván chiếu theo bản thiết kế, sau đó chỉ cần ráp bằng đóng đinh hay bắt vít. mặc dù dạng gỗ này tính giá mét khối 4-7 triệu đồng/m3; nhưng với kệ 1,2×1,6 m như trên thì gỗ chỉ chiếm 0,0535 m3. chẳng hạn, chủng loại hồng tùng 4 triệu đồng/m3 thì giá gỗ nguyên liệu chỉ chiếm 215.000 đồng. kỹ sư lâm trọng sơn, giám đốc công ty gỗ gosaco cho biết: “mỗi sản phẩm thường chỉ sử dụng khoảng một tấc gỗ, nên với giá tính khối thấy cao nhưng tính trên sản phẩm thì gỗ chiếm không nhiều (1 tấc tức 0,1 m3)”.

khi tự thiết kế và kết ráp, có thể chủ động trong phân ngăn cao/thấp hoặc kiểu dáng. và linh động hơn ở điểm có thể “phát triển” kệ theo chiều ngang hay chiều cao. đơn giản bằng việc đóng thêm kệ và bắt dính vào nhau, nhiều trường hợp tạo kệ sách cao lên tới trần hay mái nhà để tận dụng không gian sống; và khi cần lấy sách thì dùng thang. hẳn nhiên trên thị trường sẽ không bán những cái kệ như vậy hay kệ chèn đúng vào giữa hai bức tường, cột nhà…

(theo sài gòn tiếpthị)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *