Hải Dương là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ, có nguồn tài nguyên cho sản xuất VLXD phong phú như đá vôi, đá sét cho sản xuất xi măng, sét chịu lửa, sét trắng, kaolin, keratophyr cho sản xuất gạch chịu lửa, gốm sứ. Qua khảo sát đánh giá đất sét phong hoá tái lắng đọng và trầm tính sông trữ lượng đã đạt tới 54,66 triệu m3. Đây là một tiềm năng to lớn cho việc phát triển sản xuất gạch ngói đất sét nung.
Một thời gian dài, sản xuất gach ngói nung phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển kinh tế hộ gia đình. trong quá trình sản xuất chủ yếu là dùng sức người làm thủ công với chiếc máy ép gạch nhỏ không được chế biến nguyên liệu. Khâu nung đất vẫn dùng lò thủ công bầu trong với công suất 20 – 40 nghìn viên một lần nung. Các hộ có điều kiện xây dựng lò lớn có công suất 150 – 200 nghìn viên một lần nung. Thời kỳ cao điểm vào mùa khô năm 1997 – 1998 tổng số lò gạch thủ công trên địa bàn tỉnh đạt tới 1.016 lò. Đặc biệt những khu vực bên sông lớn có nguồn đất sét dồi dào mật độ và số lượng lò nung lớn lên đến 100 lò, điển hình là khu vực sông Thái Bình thuộc xã Việt Hoà, xã Cẩm Thượng, p.Bình Hàn thuộc Tp Hải Dương và xã Nam Đồng thuộc huyện Nam Sách. Sản xuất gạch thủ công ngoài lợi ích mang lại kinh tế, về sử dụng lao động nhàn rỗi trong khu vực, cung cấp một lượng lớn sản phẩm cho xã hội thì sản xuất gạch thủ công cũng đã gây ra những nổi cộm về khai thác đất lãng phí không hoàn trả mặt bằng, nhất là việc nung đốt đã tạo ra môi trường cảm quan ức chế vì khói lò, đặc biệt là khi nung đốt với số lượng, mật độ lò lớn đã gây ra thiệt hại hoa màu xung quanh. Việc giải quyết tranh chấp đền bù khó khăn và kéo dài, có những vụ UBND tỉnh phải trực tiếp chỉ đạo giải quyết. Thực hiện Quyết định số 15/2000/QĐ-BXD ngày 24/7/2000 ban hành quy định đầu tư sản xuất gạch ngói đất sét nung. Quyết định 115/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp VLXD đến năm 2010, UBND tỉnh Hải Dương đã ban hành Quyết định số 3365/QĐ-UBND ngày 18/5/2002 quy định về sản xuất gạch thủ công trên địa bàn tỉnh. trong đó có phân rõ trách nhiệm của các ngành, cấp huyện, cấp xã. Đồng thời UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3364/QĐ-UBND về việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đưa lò đứng vào áp dụng trên địa bàn tỉnh và trích từ nguồn kinh phí khoa học công nghệ hỗ trợ các chủ lò đăng ký chuyển đổi sang thực hiện sản xuất gạch bằng lò đứng liên tục, đợt năm 2003 mỗi cặp lò 20 triệu đồng; năm 2004 mỗi cặp lò 5 triệu đồng với tổng số tiền là 720 triệu đồng. Ngày 6/10/2003 UBND tỉnh tiếp tục ban hành Quyết định số 4033/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch phát triển VLXD giai đoạn 2001- 2005 và đến 2010, trong đó có quy hoạch chi tiết vị trí, khu vực đặt nhà máy, vùng nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất gạch ngói bằng công nghệ lò tuynel sấy nung liên hợp, giao cho các ngành, các huyện của tỉnh kêu gọi và tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân đầu tư sản xuất. Qua 5 năm tổ chức thực hiện, bằng các biện pháp cụ thể, tỉnh Hải Dương đã không còn lò gạch thủ công truyền thống. Đến nay sản xuất gạch có 115 cặp kiểu lò đứng liên tục; 28 cặp kiểu lò có hệ thống thu khói có xử lý phun sương bằng nước vôi. Đối với sản xuất gạch ngói đất sét nung bằng công nghệ lò tuynel sấy nung liên hợp toàn tỉnh đã có 17 nhà máy gạch tuynel đã hoạt động; 12 dự án gạch tuynel đã được chấp thuận đầu tư với tổng công suất 570 triệu viên gạch quy chuẩn 1 năm.
phó giám đốc Sở Xây dựng Hải Dương. |
Chuyển đổi lò gạch thủ công tại Hải Dương: Hiệu quả từ những chính sách nhất quán
1