Giá mà không tăng thuế xuất khẩu ?

trên diễn đàn của kỳ họp quốc hội lần này, bộ trưởng bộ công thương đã thẳng thắn nhận trách nhiệm khi tham mưu không chính xác về việc xuất khẩu gạo, gây thiệt hại lớn cho nông dân. mặc dù, các đại biểu quốc hội và cử tri cả nước chưa thật hài lòng với trả lời của bộ trưởng, song dù sao chúng ta cũng trân trọng một thái độ dũng cảm, thừa nhận thiếu sót và trách nhiệm của mình – một thái độ rất hiếm thấy ở các bộ trưởng việt nam.

có một sự kiện tương tự như việc dừng ký hợp đồng xuất khẩu gạo và xảy ra trong ngành thép nhưng ít ai đề cập và phân tích. đó là, khi lạm phát bùng lên, các công trình xây dựng bị tạm đình hoãn, thị trường thép trong nước bắt đầu có dấu hiệu suy giảm, phôi thép tiêu thụ chậm hẳn lại; tín dụng bị thắt chặt nên nguồn vốn cho việc tiếp tục mua nguyên liệu phục vụ sản xuất gặp khó khăn… song, khi đó, thị trường thế giới chưa có dấu hiệu xuống dốc, giá phôi thép vẫn ở mức cao. một số dn sản xuất phôi thép như vạn lợi, đình vũ… đã nhanh chóng tìm được bạn hàng và xuất khẩu phôi thép ra nước ngoài. xuất được phôi thép ra nước ngoài, bài toán về giải phóng hàng tồn kho và về nguồn vốn lưu động cho sản xuất được tháo gỡ. nhưng, niềm vui về xuất khẩu được phôi thép chỉ ngắn chẳng tày gang vì ngay lập tức, thuế suất thuế xuất khẩu phôi thép bị điều chỉnh tăng lên tới 20%! căn cứ để đưa ra mức thuế suất ấy có rất nhiều nhưng chủ yếu là nhận định rằng, việc xuất khẩu phôi ra nước ngoài sẽ làm ảnh hưởng tới nguồn cung trong nước và rồi các doanh nghiệp cán thép lại phải nhập khẩu với giá cao. thế là, không cần một mệnh lệnh hành chính nào, việc xuất khẩu phôi thép đã bị thuế xuất khẩu tăng lên chặn đứng ngay lại.

đến hôm nay, hàng ngàn tấn phôi thép đang tồn trong kho của các dn sản xuất phôi. bởi lẽ, các “đại gia” sản xuất phôi thép trên thế giới đang bán phá giá, giá nhập khẩu phôi thép đã rơi xuống đến 270 usd/tấn. trước tình hình ấy, thuế xuất khẩu phôi thép đã được điều chỉnh giảm nhưng lại… không đi đâu mà vội. đang ở mức 20% xuống 10%, rồi xuống 5% và sau đó xuống 0%. song, đã là quá muộn. với một lượng hàng tồn kho đầy ắp, các dn sản xuất phôi thép như đang ngồi trên đống lửa. liệu sẽ có bao nhiêu dn ngừng sản xuất, thậm chí là phá sản? tổng giám đốc một cty sản xuất phôi thép với quy mô khá lớn than thở: “giá mà ngày ấy (cách đây khoảng 4 – 5 tháng), nhà nước không tăng thuế xuất khẩu phôi thép thì chúng tôi đâu đến nỗi khó khăn như hôm nay”.

thuế nói chung, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nói riêng không chỉ đơn thuần là công cụ để thu tiền cho ngân sách nhà nước mà cao hơn, nó còn là công cụ để điều tiết thị trường. chính sách thuế đúng đắn sẽ hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của các dn trong kinh doanh. ngược lại, bất kỳ một sai lầm nào của chính sách thuế cũng dẫn đến hậu quả lớn đối với các dn. muốn có chính sách thuế đúng phải có dự đoán đúng về tình hình thị trường cả trong nước và ngoài nước; phải thoát khỏi tư duy tận thu cho ngân sách. những điều kiện ấy chưa có ở nước ta. cho nên, có thể khẳng định rằng, chính việc điều chỉnh tăng thuế xuất khẩu phôi thép lên 20% vừa qua đã là một trong những nguyên nhân quan trọng tạo ra lượng hàng tồn kho rất lớn ở các dn sản xuất phôi thép hiện nay. ai sẽ chịu trách nhiệm? không có ai. chỉ có các doanh nghiệp sản xuất phôi thép là gánh trọn vẹn hậu quả rất lớn của sai lầm ấy.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *