Ngăn chặn từng bước đẩy lùi tham nhũng

ông trần văn truyền, tổng thanh tra chính phủ cho biết: thủ tướng chính phủ đã cơ bản nhất trí với dự thảo chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 đã trình tại phiên họp thường kỳ tháng 11 của chính phủ và giao ban soạn thảo tiếp tục hoàn chỉnh để thông qua.

ngăn chặn từng bước đẩy lùi tham nhũng
gắn phòng chống tham nhũng với thực hành tiết kiệm (ảnh minh họa).

ông truyền khẳng định: phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế – xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền xhcn. sử dụng tổng thể các giải pháp phòng, chống tham nhũng với những bước đi vững chắc; gắn phòng, chống tham nhũng với thực hành tiết kiệm, chống quan liêu, lãng phí, xây dựng lực lượng chuyên trách đủ mạnh làm nòng cốt trong công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng. xác định mục tiêu: ngăn chặn từng bước đẩy lùi tham nhũng loại bỏ dần điều kiện phát sinh tham nhũng. dự thảo chiến lược đưa ra 5 nhóm giải pháp chủ yếu là: tăng cường tính công khai minh bạch trong hoạt động công quyền; kiểm soát việc thực thi quyền lực nhà nước; hoàn thiện chế độ công vụ, công chức, nâng cao chất lượng thực thi công vụ; hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế, xây dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, công bằng, minh bạch; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra giám sát, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử; nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của toàn xã hội trong phòng, chống tham nhũng.

tại phiên họp thường kỳ tháng 11, chính phủ đã dành nhiều thời gian thảo luận, cho ý kiến vào đề án về cơ chế, chính sách và giải pháp hỗ trợ nhằm giảm nghèo nhanh, bền vững đối với các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao và thông qua sửa đổi điều 10 pháp lệnh dân số năm 2003 để trình ubtv quốc hội xem xét.

ông truyền cho biết về quan điểm của thủ tướng là không cần thiết thành lập một cơ quan chuyên trách riêng về phòng, chống tham nhũng như đề xuất của ban soạn thảo. vì hiện đã có các bộ phận chuyên trách thuộc thanh tra chính phủ, văn phòng ban chỉ đạo trung ương, viện kiểm sát nhân dân tối cao… đảm nhiệm. về những vướng mắc khiến việc chống tham nhũng đang “trùng” xuống như cơ chế miễn nhiệm, tạm đình chỉ chức vụ người có quyền hạn vẫn chưa hoàn thiện, ông truyền cho rằng: quy trình bổ nhiệm cán bộ phải qua nhiều nấc và người có thẩm quyền muốn bãi nhiệm cán bộ cũng phải qua nhiều quy trình. sắp tới vấn đề này sẽ được điều chỉnh lại theo hướng quy trình sẽ gọn hơn và gắn với việc giao trách nhiệm rõ ràng. và sẽ có cơ chế khen thưởng người tố cáo hành vi tham nhũng không để người chống tham nhũng vừa làm vừa lo sợ bị trù dập.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *