Hiện vật liệu bond coat tạo lớp dính bám giữa lớp bêtông SMA và lớp chống thấm đã được sử dụng hết. Vì vậy, pMU2 kiến nghị Bộ GTVT cho phép nhà thầu Bảo Quân được mua dự trữ 1,2 tấn bond coat để sửa chữa các vết rạn nứt tiếp theo (nếu có).
Cũng theo pMU2, đến nay chủ đầu tư và các đơn vị thực hiện dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long chưa tìm được nguyên nhân hư hỏng và biện pháp khắc phục triệt để hiện tượng trên. trong quá trình sửa chữa phần mặt cầu hư hỏng, nhận thấy lớp bêtông nhựa SMA có độ rỗng thực tế lớn hơn thiết kế.
Thực tế tại các hố đào có đọng nước và bằng mắt thường đều nhận thấy toàn bộ hai lớp SMA đều bị ngậm nước (nước chảy rỉ qua hai lớp SMA). Sự rạn nứt lớp bêtông nhựa nóng SMA phủ mặt cầu đang có diễn biến phức tạp, nhất là vào mùa hè biên độ nhiệt thay đổi lớn trong ngày kết hợp với xe tải nặng lưu thông nhiều.
pMU2 kiến nghị Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ (chủ đầu tư dự án) cho phép tiến hành sửa chữa thay thế lớp bêtông nhựa cũ hai bên lề người đi bộ trên mặt cầu Thăng Long để đồng bộ với lớp phủ mặt cầu SMA đã được thi công, đảm bảo khả năng thoát nước lâu dài. Theo pMU2, nhà thầu thi công đã tiến hành sửa chữa toàn bộ các vị trí bị rạn nứt, hư hỏng lớp bêtông nhựa nóng SMA.
Tổng diện tích sửa chữa là 1.039/26.122m2 lớp SMA phủ mặt cầu.
__________
* Tin bài liên quan:
>> Nhiều nhận định nhưng đang chờ kết luận
>> Rà soát tìm nguyên nhân nứt mặt cầu Thăng Long
>> Lún, nứt mặt cầu Thăng Long: Chưa biết lỗi của bên nào
>> Do thi công tại hiện trường
>> Mặt cầu Thăng Long xuất hiện nhiều vết nứt mới
>> Sửa vết nứt mặt cầu Thăng Long chậm vì thời tiết